4.5.1.1.Thực vật trên đảo
4.5.1.1.2. Cấu trúc của thảm thực vật
Các đợt khảo sát của Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường kết hợp với Phân Viện
Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Học. Tp. HCM đã ghi nhận thảm thực vật rừng Côn
Đảo có độ che phủ lớn, với mức độ phân bố tập trung cao của nhiều loài trên cùng một vùng.
Khu hệ thực vật ở Côn Đảo rất phức tạp, phong phú, có nhiều nét khác biệt và mới lạ so với thực vật phân bô trong đất liền, sinh thái cảnh quan của khu vực Côn Đảo khá đặc biệt với những nét đặc sắc nôi bật vì nó tập hợp được những loài cây và những kiểu rừng từ nhiều vùng sinh thái trong cả nước.
Danh sách thực vật ghi nhận được cho đến nay vào khoảng 650 loài. Thực tế, hệ thực vật vẫn chưa được tìm hiểu và khám phá hết giá trị phong phú cũng như tính đa dạng sinh học của các loài. Nguyên nhân do vị trí của Côn Đảo khá cách trở, nhiều nơi hầu như bị cô lập, nhưng cũng chính điều này khiến một số loài sinh vật tại Côn Đảo
trở nên đặc hữu, chỉ riêng Côn Đảo mới có. Các chuyên gia thực vật dự đoán rằng hệ thực vật Côn Đảo ít ra cũng có gần 900 loài.
Theo tính chất phân bố địa lý thực vật thì với thành phần loài như trên có thể kết luận thảm thực vật tại Côn Đảo rất phong phú và đa dạng về thành phần loài. Về nguồn gốc địa lý, chúng có thể mang tính chất của nhiều vùng trên thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc tới khu hệ thực vật của Việt Nam. Có người đã coi đây là nơi phát sinh của nhiều loài thực vật trong vùng lân cận như Indonesia, Mã Lai... trong đó có những loài là đại diện của nguồn gốc thực vật hệ Mã Lai - Indonesia (ví dụ như họ Dipterocarpaceae), hệ Ấn Độ - Miến Điện (ví dụ như họ Bàng Combretaceae), hệ thực vật Việt Nam và vùng Nam Trung Hoa (ví dụ như họ Tường Vi Lythraceaé).
So sánh với các hệ thực vật hiện có tại Việt Nam cho thấy hệ thực vật Côn Đảo có rất nhiều loài trong nhiều họ đặc trưng cho hệ thực vật từ nhiều vùng khác nhau theo suốt chiều dài của đất nước, trong đó từ những loài đặc trưng cho hệ thực vật các tỉnh miền Bắc. Việt Nam cho đến những loài mang tính chất đặc trưng cho hệ thực vật vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có mặt (ví dụ các cây Mắm trắng, cây Bần đắng, các loài cây Vẹt trụ, cây Đước lá nhọn... thường tập trung thành rừng ngập mặn trong các vịnh, ít bị ảnh hưởng của gió bão, của sóng biển và có tầng bùn sình lầy tích tụ trên nền đá san hô từ đời này qua đời khác).
Trên đảo còn tồn tại sự pha trộn kiểu rừng tràm mọc trên đất cát chua mặn, một hình ảnh rất quen thuộc của rừng Tràm U Minh - Minh Hải các kiểu rừng cây lá rộng ẩm nhiệt đới trên vùng núi thấp với họ đặc trưng là họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) : cây Chò, Sao, Dầu và nhiều loài cây điển hình khác từ vùng Nam Trung Bộ cho đến rừng miền Đông Nam Bộ. Trong họ Sao Dầu này có một loài đang được giới khoa học chú ý và đang có nhiều ý kiến về nguồn gốc của loài, đó là cây Dầu Dipterocarpus cataceus. Loài này có phân bố tại vùng nước khoáng nóng Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu, trên các vùng rừng nữa khô hạn ven biển. Đáng chú ý nhất ở đây là còn thấy loài cây Lát hoa. Có những nơi chúng mọc thành từng đám lớn thuần loại. Lát hoa là loại cây gỗ qúy mà trong đất liền người ta mới chỉ tìm thấy chúng có phân bố hẹp từ Bắc Tây Nguyên trở ra Bắc Bộ. Tất cả những hệ sinh thái này được thể hiện kế tục nhau
trên một không gian nhỏ hẹp tại Côn Đảo. Đây chính là nét độc đáo hiếm có và mang ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Sự phân bố thảm thực vật trên sườn núi tại các đảo rất khác nhau tùy theo địa hình, theo hướng và các độ dốc của các sườn núi vì chính độ ẩm cũng là một yếu tố quyết định tới sự phát triển các kiểu thảm thực vật. Ở các sườn núi khuất gió và nơi có tầng đất mún dày, cây rừng mọc khá tốt, tạo thành nhiều tầng, có độ che phủ tới 90%. Ở các sườn núi hứng chịu gió biển, cây rừng gồm những cây nhỏ, thấp, phân cành nhiều và ken sát vào nhau để chông đỡ với giỏ bão. Các thân cây có nhiều hình dáng cong queo, gồ ghề, trong đó cây gỗ lớn và cây bụi lâu năm rất khó phân biệt, nhìn từ phía trên xuống, mái rừng như một thảm cây bằng phẳng.
4.5.1.2.Thực vật biển
Cho đến nay đã xác định được rằng ở khu vực Côn Đảo có 95 loài thực vật biển bao gồm 84 loài rong biển và 11 loài thực vật có hoa, trong đó cỏ biển có 4 loài và thực vật ngập mặn - 7 loài. Trong thành phần rong biển, ngành Rong Đỏ chiếm 52%
số loài, sau đó là Rong Lục - 26%, Rong Nâu - 12% và Rong Xanh Lam- 4%. Thành
phần rong biển thay đôi theo mùa với đặc trưng là giảm số lượng loài chung và sự phát triển mạnh của Rong Xanh Lam và một số loài Rong Lục. Thành phần loài rong giữa các trạm điều tra không khác nhau nhiều với chỉ số giống nhau Sorrenson đạt trên 0,5 cho khoảng 60% các cặp so sánh.
Bốn loài cỏ biển đã hình thành nên một quần cư đặc trưng ở vịnh Đông Nam với diện tích phân bố khoảng 9000mP
2
P
. Các loài cỏ biển ghi nhận được ở đây bao gồm Thalassia hemprichii, Haiophiia ovaiis, Haiodule tridentata, Syringodium isotifolium phân bố thành các đai loài riêng biệt. Ngoài ra loài T. hemprichỉi cồn gặp bên ngoài dải thực vật ngập mặn ở Bà Đập và ở vùng triều của một số rạn san hô.
Các loài thực vật ngập mặn đã tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh ở một số
vùng có diện tích không lớn như Đầm Tre, bãi Bà Đập (hòn Bảy Cạnh), Bến Đầm.
Trong đó các loài Đước Đôi, Đước Đen là thành phần ưu thế và mỗi loài hình thành một đai riêng biệt.
Thực vật biển tại khu vực Côn Đảo có giá trị rất lớn. Trong số các loài rong biển ghi nhận được ở Côn Đảo có 7 loài mới ghi nhận ở Việt Nam lần thứ nhất và 3 loài mới cho khoa học. Số loài rong biển như vậy là phong phú, trong đó rong Lá Mơ có sinh khối đáng kể, còn rau câu và rong Chaetomorpha cressa là những loài có giá trị sử dụng cao.
4 5.2. ĐỘNG VẬT
Theo số liệu điều tra sơ bộ, cho đến nay đã xác định được tại khu vực Côn Đảo có 18 loài động vật có vú thuộc 10 họ và 5 bộ, 62 loài chim thuộc 27 họ và 13 bộ, 25 loài bò sát, lưỡng cư... Nói chung, nguồn tài nguyên động vật ở Côn Đảo tuy không giàu về thành phần loài cũng như số lượng cá thể nhưng lại có những nét riêng biệt so với các vùng khác, mang tính chất độc đáo về các mặt kinh tế, khoa học và du lịch.