Tác động do xây dựng đập tràn tại công An Hả

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 100)

6.3.3.1.Tác động do khai thác tài nguyên biển.

6.3.3.2 Tác động do xây dựng đập tràn tại công An Hả

Trước đây, Ban quản lý VQG Côn Đảo đã khoanh nuôi một khu vực rừng riêng

làm mục đích nghiên cứu khoa học gọi là rừng nghiên cứu khoa học (rừng NGKH).

Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Phân viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh học đã khảo sát và đánh giá sơ bộ nguồn tài nguyên sinh học của khu rừng NCKH này. Hiện nay, khu rừng NCKH này bị tác động rất nặng nề do việc xây đập tràn cống tại An Hải.

Đập tràn cống An Hải được tiến hành xây dựng với mục đích trữ nước ngọt trong mùa gió chướng của Côn Đảo. Tuy nhiên, việc tiến hành xây dựng đã không tính đến những tác động tiềm tàng mà khu rừng ngập mặn phía trong còn đập phải gánh chịu. Căn cứ vào kết quả khảo sát hệ sinh thái rừng NCKH và cấu trúc thảm thực vật rừng ngập mặn cho thậy đập tràn An Hải như một bức tường ngăn tách rời một vùng rừng ngập mặn thuộc rừng NCKH với môi trường biển. Thực tế, đập An Hải đã ngăn chặn dòng nước triều hàng ngày từ biển tràn vào rừng ngập mặn, nước trong khu

vực rừng ngập mặn không được trao đổi thường xuyên và như một lá phổi đã bị thủng, các cây rừng ngập mặn chết dần dần, bắt đầu là các cây Mắm trắng, sau đó là Đước và Chà là...

Mực nước ngọt tích lại trong vùng cũng do việc ngăn đập mà thay đổi, diện tích vùng ngập tăng, mực nước ngập này dâng cao hơn trước rất nhiều, kết quả là xuất hiện hàng loạt khu vực cây rừng bị ngập mặn quanh năm kèm theo sự ngập lụt là sự thay đổi của các yếu tố vi khí hậu và các chỉ tiêu sinh thái khác. Bên cạnh một số loài cây rừng bị chết do không thích ứng và một số loài động vật rừng mất đi thì đồng thời kéo theo sự xuất hiện một hệ sinh thái mới; Đó là hệ sinh thái trên vùng đất ngập nước quanh năm với sự xuất hiện của một số loài động vật nước. Từ đó dẫn đến một số loài chim nước về sinh sống và kiếm ăn ngày càng nhiều hơn. Xu hướng phát triển hệ sinh vật mới này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quy hoạch phát triển theo hướng bảo vệ vùng cư trú cho các loài chim nước.

Đánh giá mức độ thiệt hại

Thiệt hại về vật chất

Toàn bộ khu rừng ngập mặn với tổng điện tích là 68.900mP

2

P

.(một phần của lô III, IV và toàn bộ khu vực lô V trên bản đồ phân khu Lâm nghiệp rừng) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tương lai không thể phục hồi lại được. Khi tiến hành khảo sát và đo đạt cụ thể cho thấy:

-Khu vực lô III có 2.400mP

2

P

là rừng mắm đen đang tái sinh chồi. l.150mP

2

P

là rừng mắm đen còn nhỏ với đường kính trung bình là 5-10cm.

-Khu vực lô IV là khu vực tác động nghiêm trọng nhất, đây chính là khu rừng Đước non bị chết nhiều nhất.

-Khu vực lô V có tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 30.700mP

2

P

, trong đó rừng Đước non tái sinh bị chết khô nhiều nhất và rõ rệt nhất chiếm 16.000mP

2

P

.

Tính đến cuối năm 1995 khu rừng ngập mặn này đã bị mất một diện tích vào khoảng 50.000mP

2

P

. Hiện nay, các loài cây rừng ngập mặn với diện tích còn lại khoảng 19.000mP

2

Pđang tiếp tục chết dần.

Rừng ngập mặn là một loại hình rừng rất nhạy cảm với mọi sự tác động của con người. Các khu rừng ngập mặn như một lớp áo bao ngoài các vùng đất liền và các đảo, Chính rừng ngập mặn đã bảo vệ cho đất liền khỏi sự tốn thượng từ môi trường

bên ngoài vào. Rừng ngập mặn của Côn Đảo không nhiều lắm và tập trung nhiều

trong các vịnh khuất gió, đặc biệt là chúng phát triển ưên nền đáy san hô dầy đặc qua nhiều năm tích bùn, vì vậy rừng ngập mặn ở đây là một kiểu đặc trưng riêng rất hiếm gặp ở những nơi khác.

Khu vực trước đây được chọn làm khu rừng thí nghiệm là vùng mang tính chất tổng hợp các loại hình sinh thái rừng của VQG Côn Đảo. Nhưng đến nay phần rừng ngập mặn ven biển của khu thí nghiệm đang mất dần, hệ sinh thái rừng ngập mặn được thay thế bằng một hệ sinh thái ngập nước ngọt quanh năm. Hàng loạt các yếu tố sinh thái cũ đã mất đi và các yếu tố sinh thái mới đáng được hình thành như thế nào cũng chỉ nằm trong dự đoán. Có thể một hệ sinh thái vùng đất ngập với các loài chim nước tập trung về làm tổ là một hướng phát triển mới của khu VQG. Đây là một vấn đề cần được tiếp tục theo dõi và là nhiệm vụ nặng nề nhất đặt ra cho ban quản lý VQG Côn Đảo.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)