3.2.2.Nghiên cứu môi trường trên quan điểm hệ thống và sinh thái.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 28)

Nghiên cứu môi trường đứng trên quan điểm hệ thống và sinh thái để thấy được vấn đề môi trường mang tính chất toàn diện và đồng bộ.

Ta biết rằng đối tượng của môi trường học là các hệ môi trường, vì vậy quan điểm hệ thống phải được xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Đối với các hệ môi trường, về bản chất chính là các HST xã hội. Do đó quan điểm sinh thái phải được quán triệt ở tất cả các khâu nghiên cứu.

Khi xét môi trường ở một nơi nào đó tức là phải xét hệ môi trường ở nơi đó. Điều đó có nghĩa là phải xem xét vấn đề môi trường trên quan điểm hệ thống và quan điểm sinh thái. Như vậy phải tìm ra được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, nhân tạo, bán nhân tạo, các hiện tượng, quá trình... của hệ môi trường khu vực đó với các hệ môi trường khu vực lân cận.

Trên quan điểm đó, công tác quản lý và bảo vệ môi trường chính là sự duy trì, điều khiển sao cho hệ môi trường luôn phát triển cân đối, hài hòa. Cân bằng của hệ được duy trì không bị thoái hóa, biến chất chính là đảm bảo cho hệ được bền vững.

3.2.3. Nghiên cứu môi trường trên quan điểm phát triền bền vững

Quan điểm về phát triển bền vững bao gồm ba yếu tố, ba cách tiếp cận : kinh tế, xã hội và môi trường.

Cách tiếp cận kinh tế của sự phát triển bền vững dựa vào việc tối đa hóa thu nhập với chi phí nhỏ nhất. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, còn có quan điểm mang tính xã hội. Cách tiếp cận xã hội lấy con người làm trọng tâm trong các quyết định và chính sách về phát ưiển nhằm đảm bảo duy trì. sự ôn định hệ thống, văn hóa - xã hội, giảm bớt những tiêu cực về xã hội của phát triển kinh tế, bảo đảm tính công bằng xã hội với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói.

Đối với cách tiếp cận về môi trường lưu ý tới sự ôn định của HST và của hệ môi trường mà những hệ này đang chịu những tác động mạnh của các hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, đối với việc hoạch định chính sách phát triển của một quốc gia đòi hỏi phải nhận thức được những cách tiếp cận nói trên để đảm bảo cho một sự phát triển bền vững.

"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của hiện tại, song không xâm phạm tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai". Chính điều đó đòi hỏi khi nghiên cứu về môi trường cần phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)