Phương pháp khảo sát chất lượng nước

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 88)

6.2.3.1.Các tác nhân gây ô nhiễm nước

6.2.4.1. Phương pháp khảo sát chất lượng nước

6.2.4.1.1.Chọn vùng khảo sát và điểm lấy mẫu

Trong hai mùa mưa, mùa khô năm 1995 và 1996, Trung tâm Bảo vệ Môi trường

tại huyện Côn Đảo. Các mẫu lấy đặc trưng theo khu vực phân bố dân cư, phân vùng kinh tế và theo nguồn nước.

Trong đó :

- Khu trung tâm (thị trấn Côn Đảo) đặc trưng cho khu dân cư - Khu nông nghiệp : vùng I, vùng II, vùng III trên đảo Côn Sơn. - Khu bến cảng : Cảng mới Bến Đầm.

- Sân bay Cỏ Ống.

- Các bãi biển trên đảo : Cỏ Ống, hòn Cau, hòn Bảy Cạnh.

- Nước mặt: Hồ Quang Trung, hồ An Hải, hồ ở sân bay Cỏ Ống, nước trong vịnh Bến Đầm... thường lấy cách mặt nước 25cm.

- Nước ngầm: Chủ yếu là các giếng khoan sâu 17 - 18m, giếng đào có đường kính 1,5 - 3m, nước máy lấy từ nhà máy nước...

6.2.4.1.2.Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn của chương trình giám sát môi trường toàn cầu (GEMS). Các thông số hóa, lý được phân tích của

APHA - AWWA có đối chiếu với chương trình GEMS bao gồm :

- Nhiệt độ của nước : đo tại chỗ bằng nhiệt kế.

- Độ dẫn điện (E): đơn vị tính µS/cm và đo tại chỗ bằng máy đo độ dẫn. - Độ mặn : Tính từ giá trị EC, độ mặn (%o) = EC (µS/cm) * 0.8

- Màu : Được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn Chloropilatinat/Cobalt.

- PH là đại lượng đặc trưng cho tính axít hay bazo của nước. PH xác định bằng điện thế kế. Đo pH dựa vào độ chênh lệch giữa điện cực chuẩn calomel và điện cực HP

+

P

(điện cực thủy tinh).

- Sắt (Fe): Hàm lượng sắt thể hiện mức độ ô nhiễm phèn trong nước mặt và nước ngầm. Mẫu nước được đun sôi với axít và hydroxylamin, sắt bị khử đến sắt II.

Sau đó, xử lý tiếp với 1,10 - phenanthrolin tạo thành phức chất màu đỏ, rồi đo độ hấp thụ ở bước sóng 510 nm.

- Sulphat (SOR4RP

2-

P

) : Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn có nồng độ sulphat cao. Nước ở vùng có mỏ thạch cao, quặng chứa lưu huỳnh, nước mưa axit và nước thải công nghiệp có hàm lượng sulphat cao.

Dựa theo tính chất của sulphat tạo kết tủa với ban clòrua (BaClR2R) trong môi trường axit, sulphat trong nước được xác định bằng định lượng phần kết tủa trắng hoặc bằng phương pháp đo độ đục bởi quang kế (photometer) ở bước sóng 420 nm.

- Photphat (mg POR4RP

3-

P

/l): Cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của rong, tảo. Photphat là chất có nhiều trong phân người, súc vật và trong nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, chất tẩy rửa, thực phẩm.

Xác định POR4RP

3-

P

; dựa vào phản ứng với molypdat - ammoni trong môi trường axit tạo thành phức chất màu vàng. Phức này bị axit asobic khử thành phức màu xanh. Hàm lượng POR4RP

3-

P được xác định theo phương pháp trắc quang trên quang phổ kế spectrophotometer.

- Ammoni (NHR4R - N) xác định bằng phương pháp indophenol. Xử lý mẫu với hypoclorit trong môi trường kiềm nhẹ. So màu trên máy spectrophotometer ở bước sóng 635 nm.

- Nitrat (NOP

3-

P

) : Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Nồng độ nitrat cao trên 10mg/l là môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tảo, rong.

Dùng Cd hoặc Rrucine để khử nitrat thành nitrit, tạo màu với sulphamilamid và N-naphthyl ethylene - diamine và xác định bằng phương pháp trắc quang ở bước sóng 540 nm. NOP 3- P - N, NHR4R - N, POP 44- P

- P (mg/l) : đánh giá ô nhiễm nguồn nước do các chất dinh dưỡng.

- Clorua (ClP

-

P

) : là anion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. ClP

-

Pxác định nhờ định phân bằng AgN0R3R, với chất chỉ thị là Chromate.

- Oxy hòa tan (DO): được tính bằng đơn vị mg/l (% bão hòa). Đo tại chỗ bằng DO - meter, hoặc bảo quản bằng hòa chất để đem về phòng thí nghiệm.

- Nhu cầu oxy hóa học (COD): là lượng chất oxy hóa cần để oxy hóa chất hữu cơ (mg02/l). Mẫu được oxy hóa bằng Kalidichromate (KR2RCrR2ROR7R) Với AgR2RSOR4R làm xúc tác với sự có mặt của HP

+

P

. Sau đó được chuẩn độ bằng Fe(NHR4R)R2R(SOR4R)R2R với chất chỉ thị là Feroin.

Oxy hòa tan DO (mg/l) và nhu cầu oxy hòa học COD (mg/l) thể hiện mức độ ô nhiễm do các chất hữu cơ.

- Nhôm (AlR3RP

3+

P

) : Dùng phương pháp trắc quan spectrophotomemter ở bước sóng 540 nm với thuốc thử Eriochrome - Cyanin - N.

- Chất rắn lơ lửng (SS) : So màu với thang màu chuẩn trên spectrophotơmeter. - Tổng Coliiorms, Feaeal Coliiorms : là hai chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm do vi trùng với các vi khuẩn. Các thông số này xác định bằng phương pháp nhân giống (MPN).

- Đánh giá chất lượng ô nhiễm nước về mặt sinh học qua các thủy sinh chỉ thị : phiêu sinh động thực vật và động vật đáy. Việc xác định các chỉ tiêu thủy sinh được thực hiện tại Phân viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)