Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho G

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 111)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho G

sáng tạo của người học.

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên đề về PPDH tích cực hay lý luận dạy học hiện đại cho cả cán bộ quản lý và mọi GV hiện đại cho cả cán bộ quản lý và mọi GV

Từ thực trạng đã nghiên cứu cho thấy, hoạt động bồi dưỡng cho toàn thể CBQL và GV về PPDH tích cực hay lý luận dạy học hiện đại vẫn chưa được tổ chức tại ULSA2. Đa phần GV tự tìm tòi, học hỏi. Vì vậy, chưa có sự đồng bộ trong nhận thức của CBQL và GV về vấn đề này. Do đó, đây là một biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho toàn thể đội ngũ này, để họ vững vàng hơn trong việc đưa ra những tác động giáo dục hiệu quả đối với người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho GV GV

Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho GV là một việc làm cần thiết phải thực hiện, đặc biệt khi mà đội ngũ GV của ULSA2 hiện nay đa phần là GV trẻ, kinh nghiệm giảng dạy ít; số GV tốt nghiệp từ trường sư phạm ít, phần lớn họ chỉ tham gia các lớp nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn hoặc lớp lý luận dạy học đại học ngắn hạn và tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, cần bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy một cách bài bản, thống nhất cho họ, nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho GV sẽ bao gồm tất cả các khâu: từ khâu soạn giáo án, lựa chọn phương pháp – phương tiện dạy học, đến tổ chức giờ dạy trên lớp, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực; xử lý tốt các tình huống sư phạm cho phù hợp với tâm sinh lý của SV; và cả khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.

- Đối với khâu soạn giáo án: cần thống nhất một mẫu giáo án chuẩn cho tất cả mọi GV; hướng dẫn GV cách xác định rõ mục tiêu của mỗi bài dạy ở cả 3 góc độ: kiến thức,

kỹ năng, thái độ; hướng dẫn GV soạn giáo án theo hoạt động của thầy và hoạt động của trò, trong đó hướng đến hoạt động của HSSV là trung tâm. Bên cạnh đó, một điều quan trọng là phải làm thay đổi nhận thức của GV về giáo án, coi giáo án như một công cụ hỗ trợ cho hoạt động dạy học tốt hơn chứ không phải để đối phó với việc kiểm tra của Ban thanh tra hay nhà trường.

- Đối với khâu lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy học: để lựa chọn PPDH phù hợp với từng nội dung bài dạy và áp dụng một cách linh hoạt các PPDH đã chọn thì đòi hỏi người GV phải có kiến thức, hiểu biết về các PPDH, đặc biệt là những PPDH phát huy được tính tích cực của người học. GV cần được bồi dưỡng để nắm được ưu điểm, nhược điểm, cách thức tổ chức, những lưu ý khi sử dụng từng PPDH. Từ đó mới vận dụng vào thực tiễn.

- Để xử lý tốt các tình huống sư phạm trên lớp, GV cũng cần được bồi dưỡng thêm về tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, đặc biệt là tâm lý người trưởng thành. Nhà trường có thể mời các chuyên gia tâm lý về giảng dạy thêm hoặc mời những giảng viên có thâm niêm giảng dạy lâu năm ở trong và ngoài trường về chia sẻ kinh nghiệm với GV trẻ của trường.

- Đối với khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, cần bồi dưỡng để GV nhận thức rằng “kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học” tức là không chỉ đánh giá một chiều từ GV đối với SV mà cần có cả sự tham gia tự đánh giá của SV; hình thức kiểm tra cũng phải linh hoạt, đa dạng.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc trưng của GV ở trường ĐH, qua đó giúp GV nâng cao kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng khám phá vấn đề, giải quyết vấn đề, từ đó GV có thêm kinh nghiệm để hướng dẫn HSSV tự học.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 111)