Biện pháp 1: Tăng cường sự tự chủ nhiều hơn cho ULSA2, hướng tới đưa Cơ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 109)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Biện pháp 1: Tăng cường sự tự chủ nhiều hơn cho ULSA2, hướng tới đưa Cơ

Cơ sở II trở thành một trường Đại học độc lập

Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo của ULSA2 đa phần nhận được được đánh giá về kết quả thực hiện ở mức Trung bình – Kém là bởi vì cơ sở II không có được quyền chủ động trong công tác xây dựng nội dung, chương trình cho phù hợp với yêu cầu,

đòi hỏi của người học và nhà tuyển dụng ở khu vực phía Nam.

Với sự bùng nổ của tri thức và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo đại học cần liên tục xem xét và phát triển để phù hợp với nhu cầu của xã hội và của người học. Việc soạn thảo chương trình học nguyên tắc là phải theo chương trình khung của Bộ. Tuy nhiên, việc tạo ra kết quả giáo dục mới là điều quan trọng. Đặc biệt là khi học xong SV có thể ứng dụng được trong môi trường lao động thực tế. Hiện nay, nội dung chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy ở ULSA2 chủ yếu tiếp nhận từ trường đại học chủ quản – ĐH Lao động Xã hội Hà Nội, do những chuyên gia, CBQL, GV của trường chủ quản xây dựng là chủ yếu. Và chương trình học hiện nay được đa phần CBQL và GV của ULSA2 nhận định là còn rất nặng về lý thuyết, ít tính thực hành. Qua trao đổi sâu với một số SV liên thông, chúng tôi còn nhận được ý kiến là đa phần SV khi ra trường, để có thể đi làm được, họ cần phải học thêm những khóa đào tạo ngắn hạn, đi sâu vào kỹ năng nghề nghiệp hơn. Như vậy, để có một chương trình đào tạo vừa đáp ứng mục tiêu giáo dục chung của Bộ, của ngành vừa đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và thị trường lao động khu vực phía Nam cho ULSA2 thì phải do chính đội ngũ CBQL và GV của ULSA2 trực tiếp xây dựng. Muốn vậy thì việc tăng cường tính tự chủ cho ULSA2, hướng tới đưa ULSA2 trở thành một trường ĐH độc lập là một việc làm cần thiết. Đây cũng là nguyện vọng chung của cả tập thể Thầy và Trò trường ULSA2.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng về quản lý giáo dục; lý luận dạy học và nghiệp vụ quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 109)