Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 67)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên

viên theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học

Bảng 2.11: Mức độ thực hiện công tác quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Xác suất ý nghĩa TX ĐK TT KTH 1

Đầu mỗi học kỳ, lập kế hoạch, quy định về quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV CBQL SL 2 27 7 1 <0.05 % 5.4 73 18.9 2.7 GV SL 30 70 13 0 % 26.5 61.9 11.5 0

2 Triển khai đến từng GV nội dung chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học.

CBQL SL 3 28 5 1

% 8.1 75.7 13.5 2.7

GV SL 24 62 26 1

% 21.2 54.9 23 0.9

3

Phổ biến cho GV các quy định về sử dụng giáo trình chính, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo

CBQL SL 3 27 6 1

% 8.1 73 16.2 2.7

GV SL 21 71 17 4

% 18.6 62.8 15 3.5

4 Phổ biến cho GV các quy định về việc soạn bài giảng, giáo án trước khi lên lớp

CBQL SL 2 31 3 1

% 5.4 83.8 8.1 2.7

GV SL 19 68 26 0

% 16.8 60.2 23 0

5 Đầu mỗi học kỳ, kiểm tra, ký duyệt bài giảng, lịch trình giảng dạy của GV

CBQL SL 1 4 27 5

% 2.7 10.8 73 13.5

GV SL 12 17 61 23

% 10.6 15 54 20.4

6

Trước mỗi buổi giảng, tổ chức kiểm tra và ký duyệt giáo án cho GV. Chú ý tới giáo án điện tử của GV. CBQL SL 0 1 31 5 % 0 2.7 83.8 13.5 GV SL 12 10 64 27 % 10.6 8.8 56.6 23.9 7

Quan tâm tới việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của GV.

CBQL SL 0 1 35 1 <0.05 % 0 2.7 94.6 2.7 GV SL 14 12 84 3 % 12.4 10.6 74.3 2.7 8

Kiểm tra việc GV chuẩn bị các phương tiện (thiết bị, đồ dùng…) phục vụ cho công tác giảng dạy CBQL SL 0 0 4 33 <0.05 % 0 0 10.8 89.2 GV SL 13 9 13 78 % 11.5 8 11.5 69

án của GV % 5.4 43.2 51.4 0

GV SL 20 40 51 2

% 17.7 35.4 45.1 1.8

10

Xử lý kịp thời những GV không thực hiện tốt việc soạn bài giảng, giáo án và không chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp.

CBQL SL 1 22 13 1

<0.05

% 2.7 59.5 35.1 2.7

GV SL 23 69 21 0

% 20.4 61.1 18.6 0

Nhận xét: Các nội dung 1, 2, 3, 4 và 10 (thể hiện chức năng lập kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra) trong công tác QL việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV đã được đa số CBQL và GV nhận định là được thực hiện định kỳ. Tuy nhiên, cũng có đa số CBQL và GV cho rằng các nội dung 5, 6, 7, 8 và 9 (thể hiện chức năng tổ chức của công tác này) thì mới chỉ thỉnh thoảng hoặc không được thực hiện. Cụ thể là các hoạt động: ký duyệt bài giảng, lịch trình giảng dạy, giáo án trước khi lên lớp của GV; quan tâm tới việc lựa chọn phương pháp và chuẩn bị phương tiện giảng dạy của GV; hay cả hoạt động kiểm tra bài giảng, giáo án của GV.

Qua số liệu ở bảng 2.11 ta thấy có sự khác biệt giữa CBQL và GV trong việc nhận định mức độ thực hiện một số nội dung trong công tác QL việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Đó là:

- Nội dung 1 được đa số CBQL (73%) nhận định ở mức độ “định kỳ”, trong khi chỉ có 61.9% GV nhận định như vậy (sig<0.05).

- Đa số CBQL (94.6%) nhận định rằng nhà quản lý mới chỉ thỉnh thoảng quan tâm tới việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của GV, cao hơn so với nhận định của đa số GV (74.3%), (sig<0.05).

- Đa số CBQL (89.2%) cho rằng nhà QL của cơ sở II không kiểm tra việc GV chuẩn bị phương tiện phục vụ dạy học, cao hơn so với nhận định của đa số GV (69%), (sig<0.05).

- Ở nội dung 10, trong khi có gần 40% CBQL nhận định ở mức độ “thỉnh thoảng” hoặc “không thực hiện” thì con số này ở phía GV chỉ là 18.6%.

Như vậy, đa phần CBQL đã tự nhìn nhận một cách nghiêm khắc hơn về mức độ thực hiện của mình trong công tác QL việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV.

Bảng 2.12: Đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV Nhóm đánh giá Kết quả thực hiện Xác suất ý nghĩa T K TB Y K

1

Đầu mỗi học kỳ, lập kế hoạch, quy định về quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV CBQL SL 3 20 13 0 1 <0.05 % 8.1 54.1 35.1 0 2.7 GV SL 25 63 25 0 0 % 22.1 55.8 22.1 0 0

2 Triển khai đến từng GV nội dung chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học.

CBQL SL 3 24 9 0 1

% 8.1 64.9 24.3 0 2.7

GV SL 21 57 32 3 0

% 18.6 50.4 28.3 2.7 0

3

Phổ biến cho GV các quy định về sử dụng giáo trình chính, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo

CBQL SL 3 25 8 0 1

% 8.1 67.6 21.6 0 2.7

GV SL 16 65 28 0 4

% 14.2 57.5 24.8 0 3.5

4 Phổ biến cho GV các quy định về việc soạn bài giảng, giáo án trước khi lên lớp

CBQL SL 1 26 9 0 1

% 2.7 70.3 24.3 0 2.7

GV SL 17 66 28 2 0

% 15 58.4 24.8 1.8 0

5 Đầu mỗi học kỳ, kiểm tra, ký duyệt bài giảng, lịch trình giảng dạy của GV

CBQL SL 1 5 26 2 3

% 2.7 13.5 70.3 5.4 8.1

GV SL 16 18 52 8 19

% 14.2 15.9 46 7.1 16.8

6

Trước mỗi buổi giảng, tổ chức kiểm tra và ký duyệt giáo án cho GV. Chú ý tới giáo án điện tử của GV.

CBQL SL 1 3 27 2 4

% 2.7 8.1 73 5.4 10.8

GV SL 11 18 53 8 23

% 9.7 15.9 46.9 7.1 20.4

7

Quan tâm tới việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của GV.

CBQL SL 1 2 31 2 1 <0.05 % 2.7 5,4 83.8 5.4 2.7 GV SL 11 18 74 8 2 % 9.7 15.9 65.5 7.1 1.8 8

Kiểm tra việc GV chuẩn bị các phương tiện (thiết bị, đồ dùng…) phục vụ cho công tác giảng dạy

CBQL SL 0 1 3 14 19

<0.05

% 0 2.7 8.1 37.8 51.4

GV SL 10 15 11 27 50

% 8.8 13.3 9.7 23.9 44.2

9 Định kỳ và đột xuất kiểm tra bài giảng, giáo án của GV CBQL SL 3 17 16 1 0 % 8.1 45.9 43.2 2.7 0 GV SL 16 59 34 3 1 % 14.2 52.2 30.1 2.7 0.9 10

Xử lý kịp thời những GV không thực hiện tốt việc soạn bài giảng, giáo án và không chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp.

CBQL SL 1 23 11 1 1

<0.05

% 2.7 62.2 29.7 2.7 2.7

GV SL 18 74 17 4 0

% 15.9 65.5 15 3.6 0

Nhận xét: Các nội dung 1, 2, 3, 4, 9 và 10 đã được đa số CBQL và GV đánh giá ở mức Khá; các nội dung còn lại đều được đánh giá kết quả chỉ ở mức Trung bình và Kém.

Ở đây, ta cũng thấy có sự khác biệt giữa CBQL và GV trong việc đánh giá kết quả thực hiện một số nội dung trong công tác QL việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Đó là:

- Nội dung 1: tỷ lệ GV (22.1%) đánh giá ở mức Tốt, cao hơn so với 8.1% CBQL, (sig<0.05).

- Nội dung 7: Đa số CBQL (83.8%) đánh giá kết quả ở mức Trung bình, cao hơn so với đánh giá của đa số GV (65.5%), (sig<0.05).

- Nội dung 8: Đa số CBQL (51.4%) đánh giá ở mức Kém, cao hơn so với đánh giá của đa số GV (44.2%).

Như vậy, mặc dù khi nhận định về mức độ thực hiện một số nội dung trong công tác QL việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV, đa phần CBQL đã tự nhìn nhận một cách nghiêm khắc về mức độ thực hiện chưa được đều đặn, thường xuyên; nhưng khi đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung đó thì đa phần CBQL lại đánh giá một cách khả quan hơn so với đánh giá của các GV.

Chúng ta sẽ cùng nhìn nhận rõ hơn thông qua bảng tự đánh giá của GV về thực hiện việc lập kế hoạch và chuẩn bị bài lên lớp.

Bảng 2.13: Tự đánh giá của GV về thực hiện việc lập kế hoạch và chuẩn bị bài lên lớp Thực hiện lập kế hoạch và chuẩn bị bài lên

lớp

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN MỨC ĐỘ THÀNH THẠO TX TT KTH TT BT KTT

1. Đầu học kỳ, GV soạn bài giảng và lịch trình giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; trình Lãnh đạo Khoa hoặc Tổ bộ môn k ý duyệt.

SL 52 39 22 36 54 23

% 46 34.5 19.5 31.9 47.8 20.4 2. GV xác định rõ mục tiêu của mỗi bài dạy ở cả

3 góc độ: kiến thức, kỹ năng, thái độ

SL 101 12 0 68 44 1

% 89.4 10.6 0 60.2 38.9 0.9 3. GV soạn giáo án mỗi bài dạy theo hoạt động

của Thầy và hoạt động của trò trong đó hướng đến hoạt động của HSSV là trung tâm

SL 86 26 1 60 51 2

% 76.1 23 0.9 53.1 45.1 1.8 4. GV trình giáo án để Lãnh đạo Tổ bộ môn ký

duyệt trước mỗi buổi dạy.

SL 18 45 50 20 47 46

% 15.9 39.8 44.2 17.7 41.6 40.7 5. GV soạn bài dạy để lên lớp theo đúng giáo

trình chính và lịch trình giảng dạy đã được duyệt

SL 95 18 0 75 37 1

% 84.1 15.9 0 66.4 32.7 0.9 6. GV chuẩn bị thiết bị dạy học và đồ dùng phục

vụ công tác giảng dạy trước khi lên lớp, phù hợp với định hướng phát huy tính tích cực của người học

SL 54 59 0 46 64 3

% 47.8 52.2 0 40.7 56.6 2.7 7. GV sử dụng thông tin phản hồi từ HSSV để

điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mỗi bài

SL 51 62 0 37 74 2

% 45.1 54.9 0 32.7 65.5 1.8 Nhận xét: Từ bảng 2.13, ta thấy có tới 34.5% GV thỉnh thoảng thực hiện và 19.5% GV hoàn toàn không thực hiện công việc soạn và trình lãnh đạo khoa, tổ bộ môn ký duyệt bài giảng, lịch trình giảng dạy, giáo án. Từ phiếu khảo sát thu được, chúng tôi được biết rằng việc này mới chỉ thỉnh thoảng được thực hiện ở một vài khoa/bộ môn (như khoa

Công tác xã hội, khoa Ngoại ngữ, khoa Luật; khoa Lý luận chính trị), còn ở một số khoa/bộ môn khác thì hoạt động này rất ít được thực hiện.

Về việc trình giáo án cho lãnh đạo tổ bộ môn ký duyệt trước mỗi buổi giảng, có tới hơn 80% GV thỉnh thoảng hoặc không thực hiện, ứng với hơn 80% GV chưa thành thạo công việc này. Số liệu này phù hợp với số liệu về nội dung 6 - bảng 2.11.

Số liệu ở bảng 2.13 còn cho thấy: có một bộ phận không nhỏ GV chưa thành thạo trong việc xác định rõ mục tiêu bài dạy ở cả 3 góc độ kiến thức, kỹ năng, thái độ (gần 40%); việc soạn giáo án theo hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong đó hướng tới hoạt động của HSSV là trung tâm (gần 50%); việc soạn bài dạy theo đúng lịch trình đã giảng (gần 40%). Đa số GV mới chỉ thỉnh thoảng chuẩn bị thiết bị dạy học phù hợp với định hướng phát huy tính tích cực của người học (52.2%) hay sử dụng thông tin phản hồi từ HSSV để điều chỉnh PPDH của mỗi bài (54.9%). Những nội dung này đánh giá chất lượng của giáo án và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của mỗi bài dạy. Như vậy, đa số lãnh đạo khoa/bộ môn hoặc tổ trưởng tổ bộ môn mới chỉ ký duyệt giáo án chứ chưa đánh giá sâu về nội dung, chất lượng kế hoạch bài dạy, phương pháp lựa chọn, phương tiện phục vụ theo kèm có phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV hay chưa. Chính vì vậy, qua trao đổi trực tiếp, một số GV cho rằng “hiện nay, việc trình bài giảng, giáo án có chữ ký duyệt của lãnh đạo khoa/bộ môn mới chỉ là hình thức đối phó với ban thanh tra của trường”. Đây là vấn đề mà Ban giám đốc của cơ sở II cần phải lưu ý, xem xét để tìm ra biện pháp xử lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)