Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐH Lao động Xã hội CS

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 59)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐH Lao động Xã hội CS

2.2.1. Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát gồm cán bộ quản lý (CBQL) và Giảng viên (GV) đang công tác, giảng dạy tại trường như sau:

Bảng 2.2: Mẫu khảo sát

STT ĐỐI TƯỢNG SỐ PHIẾU PHÁT RA SỐ PHIẾU THU VỀ

1 CBQL 42 37

2 GV 127 113

Tổng cộng 169 150

2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐH Lao động Xã hội CSII về công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích CSII về công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên

Để đánh giá nhận thức của CBQL và GV trường ĐH Lao động Xã hội CSII về công tác quản lý HĐDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, chúng tôi đã xây dựng 2 câu hỏi trong phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV.

Với câu hỏi thứ nhất: “Thầy (Cô) có hiểu biết về lý thuyết “dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học” hay “dạy học lấy người học làm trung tâm” thông qua kênh nào?”, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

STT CÁC NGUỒN CBQL GV Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

1 Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục

và Đào tạo 5 13,5 3 2,7

2 Lớp tập huấn về l ý luận dạy học hiện đại 2 5,4 27 23,9 3 Tìm hiểu sách, báo, tạp chí 30 81,1 80 70,8

4 Nguồn khác 0 0 3 2,7

Như vậy, CBQL và GV có những hiểu biết cơ bản về lý thuyết dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học chủ yếu qua kênh “tự tìm hiểu sách, báo, tạp chí”. Điều này cho thấy tính chủ động, tích cực của đa số CBQL và GV trong việc tìm hiểu về xu hướng dạy học mới. Trong khi đó “các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT”

lại là kênh thứ yếu trong việc góp phần nâng cao hiểu biết cho CBQL và GV của trường. Điều này đặt ra câu hỏi “tại sao” đối với nhà QL của trường trong việc phổ biến các văn bản, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học tới tất cả mọi CBGV.

Với câu hỏi thứ hai: “Theo Thầy (Cô), để nhà quản lý quản l ý tốt hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nội dung nào sau đây là thiết thực?” chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Nhận định về các nội dung quản lý hoạt động dạy học

ST T

NỘI DUNG QUẢN LÝ HĐDH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC

Nhóm đánh giá Ý kiến Xác suất ý nghĩa Đồng ý Đang phân vân Không đồng ý 1

Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học Đại học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

CBQL SL 36 0 1

% 97,3 0 2,7

GV SL 110 0 3

% 97,3 0 2,7

2

Quản lý việc phân công giảng dạy cho Giảng viên theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học CBQL SL 31 5 1 % 83,8 13,5 2,7 GV SL 93 0 20 % 82,3 0 17,7 3

Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

CBQL SL 36 1 0

% 97,3 2,7 0

GV SL 104 0 9

% 92 0 8

4

Quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

CBQL SL 33 4 0

% 89,2 10,8 0

GV SL 93 0 20

% 82,3 0 17,7 5 Quản lý giờ lên lớp của Giảng viên theo định hướng CBQL SL 28 8 1

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người

học % 75,7 21,6 2,7

GV SL 77 0 36

% 68,1 0 31,9

6

Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học của Giảng viên theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

CBQL SL 37 0 0 < 0.05 % 100 0 0 GV SL 103 0 10 % 91,2 0 8,8 7

Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học CBQL SL 35 1 1 % 94,6 2,7 2,7 GV SL 95 0 18 % 84,1 0 15,9 8

Quản lý hoạt động bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho Giảng viên theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

CBQL SL 36 1 0

% 97,3 2,7 0

GV SL 112 0 1

% 99,1 0 0,9

9

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học CBQL SL 33 3 1 % 89,2 8,1 2,7 GV SL 97 0 16 % 85,8 0 14,2 10

Quản lý việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

CBQL SL 34 2 1

% 91,9 5,4 2,7

GV SL 104 0 9

% 92 0 8

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: trong số 10 nội dung được đưa ra thì có tới 9 nội dung về quản lý HĐDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học đều được CBQL và GV của trường thống nhất cao, đạt tỉ lệ từ trên 80% đến 100%. Đáng lưu ý là có nội dung 6 “quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học của GV theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học”

đã nhận được 100% ý kiến đồng ý của CBQL. Điều này chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lý của trường ĐH Lao động Xã hội CSII đã có nhận thức được vai trò quản lý của mình trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay.

Có một nội dung có tỷ lệ CBQL và GV đang phân vân (21.6%) hoặc không đồng ý (CBQL: 2.7%, GV: 31.9%) chiếm tỷ lệ khá cao (tuy chưa tới 40%), đó là nội dung số 5 “quản lý giờ lên lớp của giảng viên theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học”. Qua trao đổi kỹ hơn với một số GV này, họ cho rằng “nếu như nhà trường cứ thường xuyên tổ chức đi dự giờ, thăm lớp đột xuất hoặc có báo trước thì sẽ tạo tâm lý không được tự nhiên cho GV, điều này cũng sẽ phần nào làm hạn chế sự sáng tạo, linh hoạt của GV khi giảng dạy.”

Nhìn vào bảng tổng hợp trên, chúng ta nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc thể hiện thái độ giữa CBQL và GV đối với nội dung thứ 6 trong công tác quản lý

HĐDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong khi 100% CBQL đồng ý thì vẫn còn 8.8% GV không đồng ý (sig < 0.05).

Như vậy, mặc dù có sự nhất trí cao giữa CBQL và GV đối với các nội dung quản lý HĐDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nhưng vẫn có sự khác biệt về mức độ trong việc thể hiện thái độ đối với từng vấn đề.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)