Bồi dưỡng cho GV kiến thức về tin học và ứng dụng công

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 108)

-

7 Bồi dưỡng cho GV kiến thức về tin học và ứng dụng công

công nghệ thông tin trong dạy học

CBQL SL 33 3 1

% 89.2 8.1 2.7

GV SL 111 2 0

% 98.2 1.8 0 8 Tổ chức Thao giảng hoặc các cuộc thi GV dạy giỏi để CBQL SL 35 2 0 % 94.6 5.4 0

tạo sân chơi cho GV trao đổi, chia sẻ, học hỏi các

PPDH tích cực GV SL 110 3 0

% 97.3 2.7 0

9

Kiểm tra bài giảng, giáo án của GV; chú y tới định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

CBQL SL 34 3 0

% 91.9 8.1 0

GV SL 102 11 0

% 90.3 9.7 0

Nhận xét: Các biện pháp đều nhận được sự đồng tình cao của đa số CBQL và GV (tỷ lệ CBQL và GV đồng tình từ trên 80% tới 100%). Trong đó:

- Về việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, 94.6% CBQL và 99.1% GV đều cho rằng cơ sơ II ĐH Lao động Xã hội cần phải được chủ động hơn để xây dựng được nội dung, chương trình đào tạo và đề cương môn học cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của người học và nhà tuyển dụng ở khu vực phía Nam.

- Về việc bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ:

+ 89.2% CBQL và 99.1% GV đồng tình rằng: trước tiên cần phải bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về dạy học tích cực cho đội ngũ CBQL của Cơ sở II. Có như thế thì họ mới có thể tác động hiệu quả tới đội ngũ GV.

+ Bên cạnh đó, đa số CBQL và GV cũng nhất trí là cần phải tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về: PPDH tích cực; lý luận dạy học hiện đại; kỹ năng giảng dạy; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…

- Về cơ sở vật chất, 91.9% CBQL và 100% GV cho rằng cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại.

- Về khâu kiểm tra, đánh giá: đa số CBQL và GV đều nhận định rằng cần phải xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, những mẫu bài giảng, mẫu đánh giá chất lượng dạy học; và cần tăng cường khâu kiểm tra, đánh giá theo những mẫu, những tiêu chuẩn đã quy định. Có ý kiến còn cho rằng: cần phải gắn việc đổi mới PPDH vào nội dung đánh giá thi đua; và phải thường xuyên kiểm tra PPDH của đội ngũ GV.

3.2. Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý HĐDH nhằm phát huy tính

tích cực, chủ động và sáng tạo của SV tại trường ĐH Lao động Xã hội CSII (ULSA2)

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường sự tự chủ nhiều hơn cho ULSA2, hướng tới đưa Cơ sở II trở thành một trường Đại học độc lập Cơ sở II trở thành một trường Đại học độc lập

Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo của ULSA2 đa phần nhận được được đánh giá về kết quả thực hiện ở mức Trung bình – Kém là bởi vì cơ sở II không có được quyền chủ động trong công tác xây dựng nội dung, chương trình cho phù hợp với yêu cầu,

đòi hỏi của người học và nhà tuyển dụng ở khu vực phía Nam.

Với sự bùng nổ của tri thức và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo đại học cần liên tục xem xét và phát triển để phù hợp với nhu cầu của xã hội và của người học. Việc soạn thảo chương trình học nguyên tắc là phải theo chương trình khung của Bộ. Tuy nhiên, việc tạo ra kết quả giáo dục mới là điều quan trọng. Đặc biệt là khi học xong SV có thể ứng dụng được trong môi trường lao động thực tế. Hiện nay, nội dung chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy ở ULSA2 chủ yếu tiếp nhận từ trường đại học chủ quản – ĐH Lao động Xã hội Hà Nội, do những chuyên gia, CBQL, GV của trường chủ quản xây dựng là chủ yếu. Và chương trình học hiện nay được đa phần CBQL và GV của ULSA2 nhận định là còn rất nặng về lý thuyết, ít tính thực hành. Qua trao đổi sâu với một số SV liên thông, chúng tôi còn nhận được ý kiến là đa phần SV khi ra trường, để có thể đi làm được, họ cần phải học thêm những khóa đào tạo ngắn hạn, đi sâu vào kỹ năng nghề nghiệp hơn. Như vậy, để có một chương trình đào tạo vừa đáp ứng mục tiêu giáo dục chung của Bộ, của ngành vừa đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và thị trường lao động khu vực phía Nam cho ULSA2 thì phải do chính đội ngũ CBQL và GV của ULSA2 trực tiếp xây dựng. Muốn vậy thì việc tăng cường tính tự chủ cho ULSA2, hướng tới đưa ULSA2 trở thành một trường ĐH độc lập là một việc làm cần thiết. Đây cũng là nguyện vọng chung của cả tập thể Thầy và Trò trường ULSA2.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng về quản lý giáo dục; lý luận dạy học và nghiệp vụ quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ và nghiệp vụ quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho đội ngũ CBQL của ULSA2

Đội ngũ CBQL có năng lực là lực lượng then chốt để làm nhiệm vụ đổi mới và cải cách giáo dục, có được đội ngũ cán bộ tốt thì công việc QL của nhà trường mới tốt, chất lượng hoạt động của trường mới được nâng cao. Khi đội ngũ CBQL có chuyên môn về quản lý giáo dục, nắm chắc lý luận dạy học hiện đại thì họ sẽ vận dụng vào công tác quản lý hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả tốt.

Với thực tế như đã phân tích ở phần “nguyên nhân” (Chương 2), cần rà soát xem năng lực CBQL; tạo điều kiện cho CBQL đương nhiệm học tập, nâng cao trình độ QLGD, thường xuyên bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, đưa đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn về:

- Lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước.

- Khoa học quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý trường học. - Kiến thức về tâm lý học lứa tuổi; tâm lý học quản lý

- Kiến thức đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Đặc biệt là đổi mới quản lý HĐDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

- Kiến thức ngoại ngữ, tin học, giúp CBQL có thể tiếp cận với kiến thức mới về quản lý trường học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.

Ngoài ra, cũng nên tổ chức cho đội ngũ CBQL đi thăm quan, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các trường tiên tiến trong nước và nước ngoài để họ đúc rút kinh nghiệm, vận dụng một cách phù hợp vào công tác quản lý tại trường.

Có như thế thì mới có được sự thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới (từ cấp QL tới GV) trong việc đổi mới hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên đề về PPDH tích cực hay lý luận dạy học hiện đại cho cả cán bộ quản lý và mọi GV hiện đại cho cả cán bộ quản lý và mọi GV

Từ thực trạng đã nghiên cứu cho thấy, hoạt động bồi dưỡng cho toàn thể CBQL và GV về PPDH tích cực hay lý luận dạy học hiện đại vẫn chưa được tổ chức tại ULSA2. Đa phần GV tự tìm tòi, học hỏi. Vì vậy, chưa có sự đồng bộ trong nhận thức của CBQL và GV về vấn đề này. Do đó, đây là một biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho toàn thể đội ngũ này, để họ vững vàng hơn trong việc đưa ra những tác động giáo dục hiệu quả đối với người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho GV GV

Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho GV là một việc làm cần thiết phải thực hiện, đặc biệt khi mà đội ngũ GV của ULSA2 hiện nay đa phần là GV trẻ, kinh nghiệm giảng dạy ít; số GV tốt nghiệp từ trường sư phạm ít, phần lớn họ chỉ tham gia các lớp nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn hoặc lớp lý luận dạy học đại học ngắn hạn và tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, cần bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy một cách bài bản, thống nhất cho họ, nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho GV sẽ bao gồm tất cả các khâu: từ khâu soạn giáo án, lựa chọn phương pháp – phương tiện dạy học, đến tổ chức giờ dạy trên lớp, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực; xử lý tốt các tình huống sư phạm cho phù hợp với tâm sinh lý của SV; và cả khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.

- Đối với khâu soạn giáo án: cần thống nhất một mẫu giáo án chuẩn cho tất cả mọi GV; hướng dẫn GV cách xác định rõ mục tiêu của mỗi bài dạy ở cả 3 góc độ: kiến thức,

kỹ năng, thái độ; hướng dẫn GV soạn giáo án theo hoạt động của thầy và hoạt động của trò, trong đó hướng đến hoạt động của HSSV là trung tâm. Bên cạnh đó, một điều quan trọng là phải làm thay đổi nhận thức của GV về giáo án, coi giáo án như một công cụ hỗ trợ cho hoạt động dạy học tốt hơn chứ không phải để đối phó với việc kiểm tra của Ban thanh tra hay nhà trường.

- Đối với khâu lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy học: để lựa chọn PPDH phù hợp với từng nội dung bài dạy và áp dụng một cách linh hoạt các PPDH đã chọn thì đòi hỏi người GV phải có kiến thức, hiểu biết về các PPDH, đặc biệt là những PPDH phát huy được tính tích cực của người học. GV cần được bồi dưỡng để nắm được ưu điểm, nhược điểm, cách thức tổ chức, những lưu ý khi sử dụng từng PPDH. Từ đó mới vận dụng vào thực tiễn.

- Để xử lý tốt các tình huống sư phạm trên lớp, GV cũng cần được bồi dưỡng thêm về tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, đặc biệt là tâm lý người trưởng thành. Nhà trường có thể mời các chuyên gia tâm lý về giảng dạy thêm hoặc mời những giảng viên có thâm niêm giảng dạy lâu năm ở trong và ngoài trường về chia sẻ kinh nghiệm với GV trẻ của trường.

- Đối với khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, cần bồi dưỡng để GV nhận thức rằng “kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học” tức là không chỉ đánh giá một chiều từ GV đối với SV mà cần có cả sự tham gia tự đánh giá của SV; hình thức kiểm tra cũng phải linh hoạt, đa dạng.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc trưng của GV ở trường ĐH, qua đó giúp GV nâng cao kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng khám phá vấn đề, giải quyết vấn đề, từ đó GV có thêm kinh nghiệm để hướng dẫn HSSV tự học.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại hiện đại

Trước mắt, cần phải đầu tư sửa chữa những phòng học đã cũ và xuống cấp, hoặc không phù hợp. Kiểm tra và điều chỉnh về chế độ âm thanh, ánh sáng và tầm nhìn ở các phòng học cho phù hợp hơn.

Ngoài ra, cần thay thế mới một số máy chiếu đã quá cũ; lắp đặt cố định máy chiếu, phông chiếu tại các phòng học để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Thầy và Trò trong dạy và học.

Cũng cần nâng cấp hệ thống máy tính kết nối Internet và mạng Wifi để phục vụ thường xuyên hơn, tốt hơn cho hoạt động của thầy và trò.

Không ngừng cải thiện chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo tại Thư viện, cũng như chất lượng phục vụ tại Thư viện để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tự học của HSSV.

3.2.6. Biện pháp 6: Cung cấp những mẫu kế hoạch bài dạy; mẫu đánh giá chất lượng dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của lượng dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học

Biện pháp này sẽ tạo ra sự thống nhất từ nhà QL tới toàn thể GV về hệ thống những tiêu chí, cơ sở để nhận xét, đánh giá giờ dạy của GV. Điều này cũng đặt ra những mục tiêu, hướng phấn đấu cho GV, làm sao để nâng cao chất lượng giờ dạy, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nhà trường.

3.2.7. Biện pháp 7: Bồi dưỡng cho GV kiến thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nghệ thông tin trong dạy học

Sự phát triển không ngừng của Khoa học kỹ thuật cũng tác động trực tiếp vào hoạt động dạy và học ở mọi quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (như: sử dụng các phần mềm PPT, phim, ảnh, trang web, internet…) sẽ làm tăng tính sinh động, thu hút của bài dạy, từ đó làm tăng chất lượng giảng dạy.

3.2.8. Biện pháp 8: Tổ chức thao giảng hoặc các cuộc thi GV dạy giỏi để tạo sân chơi cho GV trao đổi, chia sẻ, học hỏi các PPDH tích cực chơi cho GV trao đổi, chia sẻ, học hỏi các PPDH tích cực

Các hội thi thao giảng với những tiêu chí đánh giá rõ ràng, huy động được sự tham gia của đông đảo GV sẽ làm tăng tính tích cực, sáng tạo của GV trong việc chuẩn bị và thực hiện giờ dạy. Từ đó, hướng tới hình thành thói quen tốt trong hoạt động giảng dạy ở mọi giờ lên lớp của mọi GV.

Cần lưu ý rằng: việc phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ giảng là việc làm cần thiết để GV học hỏi thêm. Nhận sét sau giờ giảng phải trao đổi riêng một cách thẳng thắn, tế nhị, chân thành, thân thiện, trên tinh thần xây dựng và phải phân tích hướng vào sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

3.2.9. Biện pháp 9: Kiểm tra bài giảng, giáo án của GV; chú ý tới định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

Đầu mỗi năm học, mỗi học kỳ, cần quán triệt cho GV về nhiệm vụ của năm học; về nội dung, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học; về những yêu cầu, quy định

của trường trong việc soạn bài giảng, giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp, đặc biệt chú ý tới những yêu cầu về đổi mới PPDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Đầu mỗi học kỳ, yêu cầu các khoa/bộ môn tổ chức kiểm tra, ký duyệt bài giảng, lịch trình giảng dạy trong cả kỳ của GV. Đó chính là cẩm nang để kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy.

Yêu cầu Lãnh đạo khoa/bộ môn/tổ bộ môn trước mỗi buổi giảng, tổ chức kiểm tra và ký duyệt giáo án cho GV. Chú ý tới giáo án điện tử; việc lựa chọn PPDH và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của GV (điều này rất cần thiết đối với những giờ dạy thực hành); tức là chú ý tới chất lượng từng hoạt động của giờ dạy.

Định kỳ và đột xuất kiểm tra bài giảng, giáo án của GV, có đánh giá, xếp loại và thông báo trong sinh hoạt tổ bộ môn.

Nhà QL cần tổ chức làm sao để khâu kiểm tra bài giảng, giáo án của GV sẽ góp phần trực tiếp và thiết thực nâng cao chất lượng HĐDH chứ không phải là một việc làm mang tính hành chính, nề nếp, dẫn tới hình thành suy nghĩ đối phó trong GV.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu và đã kiểm chứng được

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)