Nguyên nhân từ điều kiện cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 105)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.3.4.Nguyên nhân từ điều kiện cơ sở vật chất

- Phòng học còn thiếu và xuống cấp; một số phòng học được thiết kế không phù hợp. Đa số CBQL (94.6%) (bảng 2.35) và GV (70.8%) (bảng 2.37) đã nhận định nguyên nhân này đang gây khó khăn, ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học của trường.

Phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại của trường chưa đủ; một số thiết bị đã quá cũ, chất lượng kém.

- Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động DH theo hướng phát huy tính tích cực của người học rất tốn kém. Đặc biệt khi mà Chính phủ có Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát thì Cơ sở II cũng phải hạn chế trong việc mua sắm mới trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Sĩ số HSSV trong một lớp học còn quá đông. 100% CBQL (bảng 2.35) và 98.2% GV (bảng 2.37) nhận định rằng nguyên nhân này đang gây khó khăn trực tiếp tới việc đổi mới PPDH của GV theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

- Trình độ SV không đồng đều trong cùng một lớp do có nhiều khối thi học chung.

Tiểu kết Chương 2

Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trường Đại học có uy tín trong khu vực và trong cả nước, tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội nói chung và cho ngành LĐTBXH nói riêng, Trường ĐH Lao động Xã hội CSII đang không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Đa phần Ban giám đốc và đội ngũ CBQL của trường đã nhận thức đúng đắn và thấy được sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, từ đó trong thực tế chỉ đạo đã có những bước chuyển biến quan trọng.

Trong cả 10 nội dung của công tác quản lý HĐDH, nhìn tổng thể các mặt hoạt động của từng nội dung thì không có nội dung nào được đa số CBQL và GV đánh giá ở mức “Tốt” hoàn toàn; những nội dung có đa số các hoạt động được đánh giá ở mức “Khá” đó là: công tác QL việc phân công giảng dạy cho GV, công tác QL việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của GV, công tác QL giờ lên lớp của GV, công tác QL cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; những nội dung còn lại thì có đa số các hoạt động được đánh giá ở mức “Trung bình”, thậm chí có hoạt động còn ở mức “Yếu – Kém”.

Như vậy, từng nội dung của công tác quản lý HĐDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV đã được nhà quản lý của ULSA2 tổ chức thực hiện và đã đạt được kết quả tích cực ở một số mặt hoạt động. Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hoạt động khác được triển khai còn yếu và chưa tạo được một “cú hích” mạnh mẽ để phong trào đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học trong trường thực sự đi vào chiều sâu hơn và có những kết quả cụ thể hơn.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Thực trạng và những nguyên nhân đã được phân tích ở trên có thể coi là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp nhà quản lý của ULSA2 tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp quản lý phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cho SV của trường, góp phần khẳng định thương hiệu của trường trong tương lai.

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH

CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TẠI

TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG XÃ HỘI CSII

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 105)