Thực trạng quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình dạy học theo định

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 62)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.2.3.Thực trạng quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình dạy học theo định

định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học

* Về mức độ thực hiện:

Bảng 2.5: Mức độ thực hiện quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình dạy học

Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học Đại học Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Xác suất ý nghĩa TX ĐK TT KTH 1

Lập kế hoạch xây dựng chương trình khung đào tạo theo từng bậc học, ngành học và xây dựng đề cương của từng môn học.

CBQL SL 0 1 2 34 <0.05 % 0 2,7 5,4 91,9 GV SL 11 25 12 65 % 9,7 22,1 10,6 57,5 2

Chỉ đạo các Khoa, Bộ môn và GV tiến hành xây dựng chương trình đào tạo và đề cương môn học theo định hướng phát huy tính tích cực của người học.

CBQL SL 0 7 22 8

% 0 18,9 59,5 21,6

GV SL 9 23 16 65

% 8 20,4 14,2 57,5

3

Tổ chức hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn học tương ứng ở từng Khoa, Bộ môn. CBQL SL 0 22 10 5 <0.05 % 0 59,5 27 13,5 GV SL 10 26 16 61 % 8,8 23 14,2 54 4

Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn học ở từng Khoa, Bộ môn. CBQL SL 0 15 17 5 <0.05 % 0 40,5 45,9 13,5 GV SL 8 23 19 63 % 7.1 20.4 16.8 55.8

Nhận xét: Có sự tương đồng trong nhận định của CBQL và GV về mức độ thực hiện công tác xây dựng nội dung, chương trình dạy học. Đa số các CBQL và GV đều cho rằng công tác này không được thực hiện hoặc thỉnh thoảng mới được thực hiện. Điều này phù hợp với đặc thù của trường ĐH Lao động Xã hội CSII vì là cơ sở trực thuộc ĐH Lao động Xã hội (Hà Nội) nên cơ sở II không có tư cách pháp nhân độc lập và thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều hành của hiệu trưởng. Từ năm 2007 đến nay, việc xây dựng nội dung, chương trình đa phần do trường chủ quản ngoài Hà Nội thực hiện. Cơ sở II chỉ tham gia góp ý kiến trên bản dự thảo hoặc tiếp nhận thực hiện.

thực hiện một số nội dung nêu trên. Cùng nhận định ở 1 mức độ nhưng tỷ lệ CQBL cao hơn so với tỷ lệ GV. Cụ thể là khâu lập kế hoạch (91.9% CBQL nhận định là không thực hiện, cao hơn so với 57.5% GV); khâu tổ chức thực hiện (59.5% CBQL nhận định là định kỳ thực hiện, cao hơn so với 54% GV); khâu kiểm tra đánh giá (có 55.8% GV cho là không thực hiện, trong khi chỉ có 13.5% CBQL đồng tình như vậy). Sở dĩ có kết quả này là do trong một số năm, việc góp ý xây dựng nội dung, chương trình DH chỉ được tổ chức thực hiện trong một bộ phận CBQL (lãnh đạo phòng/ban liên quan, lãnh đạo các khoa, tổ trưởng tổ bộ môn) và một số GV chuyên ngành. Mức độ thực hiện công tác xây dựng nội dung, chương trình dạy học như trên cũng tác động tới kết quả thực hiện công tác này tại Cơ sở II trường ĐH Lao động Xã hội.

* Về kết quả thực hiện:

Bảng 2.6: Kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học

Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học Đại học Nhóm đánh giá Kết quả thực hiện Xác suất ý nghĩa T K TB Y K 1

Lập kế hoạch xây dựng chương trình khung đào tạo theo từng bậc học, ngành học và xây dựng đề cương của từng môn học. CBQL SL 0 1 1 15 20 <0.05 % 0 2.7 2.7 40.5 54.1 GV SL 19 18 7 17 52 % 16.8 15.9 6.2 15 46 2

Chỉ đạo các Khoa, Bộ môn và GV tiến hành xây dựng chương trình đào tạo và đề cương môn học theo định hướng phát huy tính tích cực của người học.

CBQL SL 0 9 17 4 7

% 0 24.3 45.9 10.8 18.9

GV SL 14 21 7 16 55

% 12.4 18.6 6.2 14.2 48.7

3

Tổ chức hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn học tương ứng ở từng Khoa, Bộ môn. CBQL SL 0 17 14 3 3 <0.05 % 0 45.9 37.8 8.1 8.1 GV SL 16 21 9 14 53 % 14.2 18.6 8 12.4 46.9 4

Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn học ở từng Khoa, Bộ môn. CBQL SL 0 13 17 4 3 <0.05 % 0 35.1 45.9 10.8 8.1 GV SL 17 18 9 15 54 % 15 15.9 8 13.3 47.8

Nhìn vào bảng 2.6, ta thấy, ở cả 4 khâu từ: lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo đều được đa số CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình và kém.

Tuy nhiên, sự khác biệt trong đánh giá kết quả thực hiện các nội dung 1, 3 và 4 của công tác này cho thấy đa số CBQL đều đánh giá kết quả thực hiện ở mức tốt hơn so với đánh giá của đa số GV. Ví dụ: khâu lập kế hoạch (có 40.5% CBQL đánh giá ở mức Yếu,

cao hơn so với 15% GV (sig<0.05)); khâu tổ chức thực hiện (trong khi có đa số CBQL (45.9%) đánh giá ở mức Khá, thì đa số GV (46.9%) lại đánh giá ở mức Kém, (sig<0.05)); khâu kiểm tra, đánh giá (trong khi đa số CBQL (45.9%) đánh giá ở mức Trung bình thì đa số GV (47.8%) lại đánh giá ở mức Kém, (sig<0.05)). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo được thực hiện với mức độ như số liệu cho thấy, nên dẫn tới mức độ thực hiện và mức độ thành thạo của bản thân GV với công tác này được thể hiện như sau:

Bảng 2.7: Tự đánh giá của GV về kế hoạch, chương trình dạy học đại học

Về kế hoạch, chương trình dạy học Đại học

MỨC ĐỘ THỰC

HIỆN MỨC ĐỘ THÀNH THẠO

TX TT KTH TT BT KTT

1. Nắm vững chương trình đào tạo, xác định được vị trí của môn học trong chương trình đào tạo chung

SL 40 73 0 47 56 10

% 35.4 64.6 0 41.6 49.6 8.8 2. Nắm vững đề cương môn học, không tự ý

thay đổi, cắt xén hoặc dạy sai lệch nội dung đề cương đã duyệt

SL 102 11 0 63 41 9

% 90.3 9.7 0 55.8 36.3 8

Như vậy, từ thực tế là GV của cơ sở II ít được tham gia xây dựng chương trình đào tạo của ngành đào tạo từ đầu mà chủ yếu là chỉ góp ý trên bản dự thảo của trường chủ quản nên đa số các GV (64,6%) thỉnh thoảng mới nắm vững chương trình đào tạo và xác định được vị trí của môn học trong chương trình đào tạo chung.

Một hai năm học trở lại đây, ngoài việc thực hiện giảng dạy theo giáo trình đã được trường chủ quản phê duyệt, GV của cơ sở II đã được chủ động đề xuất, lập kế hoạch chỉnh sửa nội dung, chương trình môn học (nếu thấy không phù hợp) và chủ động viết bài giảng, giáo trình cho những môn học mới (chưa có giáo trình), nên đa số GV (90,3%) đã nắm vững đề cương môn học mà mình phụ trách.

Nhìn chung, từ kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng cơ sở II trường ĐH Lao động Xã hội không hoặc rất ít được chủ động trong công tác xây dựng nội dung, chương trình DH. Chính sự ít được chủ động này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng DH tại trường. Vì vậy, việc làm thế nào để nâng cao hơn hoặc tiến tới tự chủ trong mọi hoạt động đang là một câu hỏi lớn đặt ra với nhà QL của cơ sở II.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii (Trang 62)