Trò chơi học tập[30]

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 90)

- Bước 4: Cho SV tự thực hành cá nhân hoặc theo nhóm.

2.5.2.5. Trò chơi học tập[30]

Mục đích chính của hoạt động này là kết hợp thế mạnh về màu sắc và cách cho các thông tin, hình ảnh xuất hiện dần theo sự tăng dần của tư duy SV, BĐTD làm cho trò chơi học tập thêm hấp dẫn nhằm giúp SV ghi nhớ sâu, hứng thú, thư giãn sau bài học.

Để xây dựng một BĐTD hỗ trợtrò chơi học tập GV cần đặt hình ảnh và câu hỏi ở trung tâm, các nhánh là các thông tin hay hình ảnh gởi ý, có thể thêm nhánh cuối cùng là câu trả lời mở (một hình ảnh hay một bức ảnh liên quan đáp án).

Câu hỏi có thể đặt trên cùng của BĐTD hoặc đặt ngay ở trung tâm cùng hình ảnh nào đó (có thể là ảnh, hình vẽ hài, ảnh ngộ nghĩnh hoặc ảnh thật sao cho tương đối phù hợp với từng nội dung trò chơi).

Vẽ các nhánh với các thông tin hoặc hình ảnh theo thứ tự từ thông tin rộng đến các thông tin hẹp dần và cuối cùng là thông tin có tính đặc thù nhằm giúp SV nhận ra hoặc khẳng định về tính chính xác của câu trả lời.

Ví dụ: Câu hỏi “Ông là ai?”

1. Ông là nhà vật lý, nhà toán học sống ở thế kỉ XVII.

2. Ông có nhiều nghiên cứu quan trọng về ánh sáng và thiên văn học. 3. Ông là nhà bác học người Ý (1618 – 1663).

4. Ông là người đầu tiên quan sát chính xác hiện tượng nhiễu xạ.

Mục đích của câu hỏi này nhằm giúp SV nhớ được tên nhà bác học Francesco Maria Grimaldi người đánh dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

Đầu tiên, GV cho xuất hiện hoặc vẽ hình ảnh trung tâm có thể là hình vẽ hoặc hình ảnh vật nổi (hình ảnh liên quan đến nhân vật cần tìm). Chữ ở trung tâm là: Ông là ai ?

Hình 2.31: BĐTD hình ảnh trung tâm – câu hỏi “Ông là ai?”

Tiếp đó, GV đóng vai trò là người dẫn trò lần lượt đưa ra các nhánh của BĐTD, mỗi nhánh là một thông tin nhằm gợi ý thu hẹp dần phạm vi giúp SV tìm ra câu trả lời.

Hình 2.32:Hình 2.13: BĐTD chứa thông tin thứ nhất – câu hỏi “Ông là ai?”

Với TT 1: Ông là nhà vật lý, nhà toán học sống ở thế kỉ XVII, thông tin này chỉ là định hướng cho SV suy nghĩ về các nhà bác học sống ở thế kỉ XVII. Từ đó, SV có thể suy nghĩ tới một số nhà bác học: Newton, Galile, Fresnel, Grimaldi, Planck, Huyghen,…

Hình 2.33: BĐTD chứa thông tin thứ hai – câu hỏi “Ông là ai?”

Với TT 2: Ông có nhiều nghiên cứu quan trọng về ánh sáng và thiên văn học, câu trả lời vẫn chưa được xác định nhưng SV cũng đã thu hẹp được phạm vi suy nghĩ. Từ đó, SV có thể suy nghĩ tới một số nhà bác học: Newton, Galile, Fresnel, Grimaldi, Planck, Huyghen,…

Với TT 3: Ông là nhà bác học người Ý. Câu trả lời đã dần được hé mở, SV đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Câu trả lời chỉ có thể là một trong các nhà bác học người Ý: Galile, Grimaldi, …

Hình 2.35: BĐTD chứa thông tin thứ tư – câu hỏi “Ông là ai?”

Với TT 4. Ông là người đầu tiên quan sát chính xác hiện tượng nhiễu xạ. Sau TT này, câu trả lời đã được khẳng định vì chỉ có một nhà bác học duy nhất là người đầu tiên quan sát được chính xác nhất hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và gọi tên hiện tượng đó là “Nhiễu xạ”. Ông là nhà bác học Francesco Maria Grimaldi (1618 – 1663)

Sauk hi đã đưa ra 4 thông tin liên quan , SV sẽ tìm được câu trả lời là nhà bác học Francesco Maria Grimaldi (1618 – 1663), GV sẽ khẳng định câu trả lời bằng cách đưa ra BĐTD chứa hình ảnh nhà bác học cần tìm

Ví dụ:Câu hỏi: Hiện tượng gì?

1. Là hiện tượng tự nhiên xuất hiện trên bầu trời. 2. Có nhiều màu sắc rực rỡ.

3. Giải thích được bằng hiện tượng tán xạ Tyndall 4. Thường xuất hiện vào buổi chiều tối.

Mục đích của câu hỏi này nhằm giúp SV nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên thường gặp trong cuộc sống.

Đầu tiên, GV cho xuất hiện hoặc vẽ hình ảnh trung tâm với chữ ở trung tâm là: Hiện tượng gì ?

Hình 2.36: BĐTD hình ảnh trung tâm – câu hỏi “Hiện tượng gì?”

Tiếp đó, GV đóng vai trò là người dẫn trò lần lượt đưa ra các nhánh của BĐTD, mỗi nhánh là một thông tin nhằm gợi ý thu hẹp dần phạm vi giúp SV tìm ra câu trả lời.

Hình 2.37: BĐTD chứa thông tin thứ nhất – câu hỏi “Hiện tượng gì?”

Với TT 1: Đây là hiện tượng tự nhiên xuất hiện trên bầu trời. Trong tự nhiên có rất nhiều các hiện tượng thường gặp xuất hiện trên bầu trời: Bình minh, hoàng hôn, cầu vồng, cực quang, bầu trời màu xanh, nhiều mây,... Thông tin này giúp định hướng cho SV chỉ suy nghĩ về các hiện tượng trên bầu trời chứ không suy nghĩ về các hiện tượngtự nhiên khác nữa.

Hình 2.38: BĐTD chứa thông tin thứ hai – câu hỏi “Hiện tượng gì?”

Với TT 2: Hiện tượng có nhiều màu sắc rực rỡ, câu trả lời vẫn chưa được xác định nhưng SV cũng đã thu hẹp được phạm vi suy nghĩ. Trên bầu trời có một số hiện tượng có nhiều màu sắc rực rỡ như cực quang, bình minh, hoàng hôn, cầu vồng, …

Hình 2.39: BĐTD chứa thông tin thứ ba – câu hỏi “Hiện tượng gì?”

Với TT 3: Là hiện tượng giải thích được bằng hiện tượng tán xạ Tyndall. Từ thông tin này, câu trả lời đã dần được thu hẹp rất nhiều nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác mà phải đợi thông tin thứ 4 thì mới có thể khẳng định đó là hiện tượng Bình minh hay hoàng hôn.

Hình 2.40: BĐTD chứa thông tin thứ tư – câu hỏi “Hiện tượng gì?”

Với TT 4: Hiện tượng đó thường xuất hiện vào buổi chiều tối, câu trả lời đã được khẳng định đó là “Hiện tượng hoàng hôn”

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w