Các giai đoạn nghiên cứu tài liệu của sinh viên với sự hỗ trợ của BĐTD

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 64)

- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên

12 Phần lớn SV chưa hiểu, hoặc hiểu không chính xác thế

2.4.1. Các giai đoạn nghiên cứu tài liệu của sinh viên với sự hỗ trợ của BĐTD

sự hỗ trợ của BĐTD

Việc tổ chức cho SV nghiên cứu tài liệu với sự hỗ trợ của BĐTD đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện các kỹ năng tự học cho SV cũng như nâng cao hiệu quả học tập của SV. Vì vậy, GV cần đầu tư, hướng dẫn SV thực hiện hoạt động này theo một quy trình hợp lí để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một quy trình khái quát để GV tham khảo, quy trình này được chia ra thành các giai đoạn như sau:

-Giai đoạn I: Chuẩn bị và định hướng - Giai đoạn II: Thu thập thông tin từ tài liệu

- Giai đoạn III: Xử lý thông tin đã thu được từ sách với sự hỗ trợ của BĐTD - Giai đoạn IV: Kiểm tra, đánh giá kết quả đã xử lý

- Giai đoạn V: Ứng dụng tri thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập đã đặt ra

Năm giai đoạn trên được cụ thể hoá thành các bước theo một trình tự như sau:

Giai đoạn I: Chuẩn bị và định hướng

Trong giai đoạn này có thể chia ra thành các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện

Tùy thuộc vào việc GV yêu cầu SV làm việc theo cá nhân hay hay theo nhóm mà có sự chuẩn bị tài liệu và dụng cụ vẽ BĐTD hợp lí.

Bước 2: Xác định mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu học tập

Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu học tập cụ thể do GV đưa ra để định hướng và hướng dẫn hoạt động học tập của SV sao cho SV có thể trả lời những câu hỏi như:

- Đọc đoạn (mục) này để làm gì? - Đọc để trả lời những câu hỏi nào?

- Lựa chọn nội dung nào cần đọc để không vượt quá thời gian quy định?

Giai đoạn II: Thu thập thông tin từ tài liệu

Bước 3: Đọc nhanh đoạn (mục) cần nghiên cứu, cần tham khảo thêm tài liệu

khác ở mục tương tự để xem xét một cách tổng quát. - Xem xét khái quát nội dung cần nghiên cứu

- Đọc nhanh để nắm sơ bộ nội dung thông tin, xác định được nội dung nào là trọng tâm, cơ bản, có liên quan đến chủ đề mình nghiên cứu.

Bước 4: Đọc kĩ đoạn cần nghiên cứu

- Đọc kĩ và nắm toàn bộ nội dung thông tin, trong mọi trường hợp, cần phối hợp thu thông tin từ nhiều kênh: chữ, số, hình.

- Xác định các ý chính, ý phụ, cốt lõi, loại bỏ các ý rườm rà , không có giá trị thông tin (nên đánh dấu những ý chính).

Giai đoạn III: Xử lý thông tin đã thu được từ sách với sự hỗ trợ của BĐTD Bước 5: Lập BĐTD về nội dung cần nghiên cứu

- Xác định mối liên hệ giữa chủ đề với các ý chính, các chi tiết phụ trợ. - Vẽ BĐTD theo chủ đề ở trên.

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận.

- Tổng hợp các ý trong nhóm và khái quát hoá chúng thành các khái niệm, luận điểm hay nội dung cơ bản.

Giai đoạn IV: Kiểm tra, đánh giá kết quả đã xử lý Bước 7: Kiểm tra, đánh giá nội dung vừa ghi chép được

Kiểm tra - đánh giá là bước cuối cùng của bất kì một quá trình nào nhằm xác định sự đúng đắn và chính xác của những thông tin thu nhận được (số lượng, chất luợng), và kết quả thực hiện quá trình đó (kết quả lĩnh hội, hiệu suất lao động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập...). Thông qua đó mà SV có thể kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các quá trình về sau.

Giai đoạn V: Ứng dụng tri thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập đã đặt ra Bước 8: Ứng dụng thông tin giải quyết các nhiệm vụ học tập

Thông tin mỗi nhóm hay mỗi cá nhân xử lý sau khi được chỉnh sửa, bổ sung bởi GV và các SV khác thì việc tiếp theo là GV hướng dẫn cho SV áp dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ học tập như giải bài tập hay giải thích một hiện tượng VL trong tự nhiên... Có thể nói, bước này chính là sự kiểm tra và đánh giá tối ưu nhất cho tất cả các bước vừa thực hiện ở trên, vì chỉ có lĩnh hội được tri thức thì SV mới có thể vận dụng tốt được.

Làm việc độc lập với tài liệu thực chất là hoạt động trí não, có sự tham gia với cường độ cao của các chức năng thần kinh, các thao tác tư duy, trí nhớ, cảm giác, tri giác và các cơ quan vận động... Do đó, trong quá trình hoạt động đòi hỏi SV phải huy động các chức năng tâm sinh lí ở mức độ cao, phát huy được tính sáng tạo, khả năng vận dụng linh động tri thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao quá trình nhận thức của SV. Tuy nhiên, sự tập trung cao độ các cơ quan thần kinh, nội tiết, cơ bắp làm cho cơ thể SV chóng mệt mỏi nên trong quá trình dạy học GV cần hết sức lưu ý về thời gian cho các em nghiên cứu tài liệu, khi đó các em cần có thời gian nghỉ ngơi để giảm căng thẳng sau đó lại tiếp tục nghiên cứu tránh được sự nhàm chán.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w