Nghĩa của bản đồ từ duy trong việc rèn luyện kỹ năng học tập

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 46)

- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên

1.3.6.1. nghĩa của bản đồ từ duy trong việc rèn luyện kỹ năng học tập

BĐTD là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của não bộ.

MM hoạt động dựa trên hai nguyên tắc chủ chốt là tưởng tượng và liên kết. Não bộ của con người chính là bộ máy nhân và nó nhân các ý tưởng bằng sự liên kết.

MM là sự thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều

cần có các mối nối liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. MM có các nhánh rẽ và giữa các nhánh rẽ đó có liên kết với nhau, mỗi nhánh được thêm vào BĐTD đều được liên kết với nhánh trước. Điều này kích thích bộ não hình thành liên kết giữa các ý tưởng.

Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh trong MM đã kết hợp hoạt động của cả hai bán cầu não trái và phải. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa hai bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.

Sử dụng bản đồ tư duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên. Vì bản đồ tư duy chính là công cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt.

BĐTD giúp người học học tập tích cực, chủ động. Trong quá trình thành lập thành lập Bản đồ Tư duy, học sinh phải độc lập suy nghĩ, rà soát kiến thức, liên tưởng, phân tích, khái quát hóa để phát hiện mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng và phản ánh mối liên hệ đó lên bản đồ thông qua hệ thống ký tự, hình ảnh, màu sắc của cá nhân mà không chịu sự gò ép theo khuôn mẫu của giáo viên.

Phương pháp này còn phát huy tối đa tính sáng tạo và phản ánh đậm nét cá

tính của sinh viên thông qua trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, năng khiếu hội họa cũng

như góp phần cá thể hóa quá trình đào tạo.

Bản đồ tư duy giúp sinh viên ghi chép và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Bản đồ Tư duy với hình ảnh, màu sắc sinh động đã xóa đi sự nhàm chán, đơn điệu và buồn tẻ của phương pháp ghi bài truyền thống theo dòng kẻ như những hình chữ nhật làm đóng khung tư duy và sự sáng tạo của bạn.

trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ở các cơ sở giáo dục, hướng tới dạy học lấy người học làm trung tâm và quá trình cá thể hóa người học. Đồng thời, bản đồ tư duy còn là phương pháp giúp sinh viên tăng cường khả năng tự học, nhằm thực hiện mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời của con người.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 46)