- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên
12 Phần lớn SV chưa hiểu, hoặc hiểu không chính xác thế
2.3.1. Hướng dẫn sinh viên sử dụng bút màu trong việc vẽ BĐTD
Sử dụng màu sắc trong vẽ BĐTD là rất quan trọng trong phần lý luận chương I. Màu sắc có tác động lên não làm ta dễ phân biệt và dễ nhớ hơn, cho nên việc sử dụng bút màu giúp cho từng người học tự thiết kế BĐTD của mình sao cho phù hợp với lôgic hình thành BĐTD của mình.
Từ chủ đề trung tâm thường sử dụng một hình ảnh và màu sắc chữ in,to cho nổi bật để cho thấy vai trò quan trọng của BĐTD cần lập.
Từ chủ đề trung tâm vẽ ra các tiêu đề cần lập với màu sắc khác nhau, với tiêu đề quan trọng nên sử dụng màu sắc nổi bật hơn (như màu đỏ, hồng, màu xanh lá cây,...), với các nhánh đó nên sử dụng các chữ in và cùng màu sắc với nhánh đó thì càng tốt giúp ta dễ phân biệt với các nhánh khác và đồng thời cho thấy từ chủ đề trung tâm đưa ra các tiêu đề là các vấn đề cần nghiên cứu.
Từ các tiêu đề vẽ các nhánh chính vẽ, nhánh phụ, nhánh con của các nhánh phụ cũng tương tự nhưng nên sử dụng cùng màu sắc cả nhánh và chữ với tiêu đề của nhánh chính. Nhưng với cỡ chữ nhỏ dần từ trong chủ đề trung tâm, tiêu đề chính, tiêu đề phụ, các nhánh con... sao cho phù hợp với BĐTD và có thể nhìn rõ được. Chủ đề trung tâm, các tiêu đề chính, các tiêu đề phụ... nên sử dụng ít chữ và chữ đó thường là các từ khóa sao cho là những từ quan trọng, bao quát và dễ nhớ.
Các chú ý, nội dung kiến thức trong các tiêu đề phải ngang nhau, các ý chính, ý phụ cũng tương tự phải ngang hàng nhau về kiến thức sao cho phù hợp với BĐTD cần lập sao cho nó mang tính cấp bậc (ví như phân bậc cụ; ông, bà; cha, mẹ; anh,chị....), hình ảnh cũng nên sử dụng màu sắc và đính kèm ngay lên nhánh đó sao cho dễ quan sát và nhận biết được. Nên sử dụng bút màu với nhiều màu sắc khác nhau để giúp ta dễ liên tưởng tới nhánh đó.