Tác dụng của bản đồ từ duy trong việc rèn luyện kỹ năng học tập

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 48)

- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên

1.3.6.2. Tác dụng của bản đồ từ duy trong việc rèn luyện kỹ năng học tập

Bản đồ tư duy hay Mind Map là công cụ hỗ trợ cho việc trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng về một chủ đề nào đó dựa trên sự hoạt động của bộ não con người. Ban đầu, BĐTD được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng, ngày nay BĐTD được thực hiện trên máy vi tính nhờ các phần mềm như Concept draw, Buzan’s iMindMap....

Đối với nhóm kỹ năng nhận thức học tập, BĐTD giúp học sinh tìm kiếm, khai thác các nguồn thông tin một cách nhanh chóng, khoa học. Nhờ sự hỗ trợ của BĐTD mà các ý tưởng được trở lên rõ ràng giúp cho sinh viên trong việc xử lý, tổ chức, đánh giá thông tin và nội dung học tập một cách có hệ thống.

Đối với nhóm kỹ năng giao tiếp, BĐTD có thể giúp cho sinh viên trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc hơn. Nhiều nội dung không cần trình bày bằng văn bản rườm rà, dài dòng, chỉ cần thông qua BĐTD, với các từ khóa trên đó giúp người đọc hiểu được nội dung cần trình bày một cách lôgic. Như vậy, trong học tập, BĐTD có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:

- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề.

- Trình bày tổng quan một chủ đề.

- Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay một buổi nói chuyện, bài giảng.

- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng.

- Ghi chép khi nghe bài giảng....

BĐTD là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng đến. Nhìn vào bức tranh đó, người học sẽ nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của BĐTD.... Điều này giúp người học hướng đến đúng chủ đề cần nghiên cứu, tránh được hiện tượng lan man, phân tán, đi lạc chủ đề.

BĐTD giúp người học rèn luyện được kỹ năng học tập khác nhau và hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng có hệ thống, việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. BĐTD cung cấp cho người học được cái nhìn chi tiết và cụ thể. Các nhánh chính của BĐTD đưa ra cấu trúc tổng thể giúp người học định hướng tư duy một cách loogic, có hệ thống. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo của người học. Như vậy, sử dụng BĐTD trong dạy học sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng học tập, nhờ đó SV sẽ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập.

BĐTD thực sự là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập môn vật lý, việc sử dụng BĐTD gắn liền với việc rèn luyện hệ thống kỹ năng học tập của SV. Muốn vẽ được BĐTD, sinh viên cần tìm kiếm, khai thác các nguồn thông tin, làm việc với sách và các tài liệu tham khảo, quan sát, điều tra và thu thập sự kiện bằng thí nghiệm, thực nghiệm bằng biểu đồ, mô hình,... truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, tư liệu, học liệu trên mạng và hệ thống thư tín điện tử.

Khi trình bày chủ đề thông qua BĐTD, SV có điều kiện phát biểu ý kiến của mình trước nhiều người (nhóm học tập, lớp, các thầy cô giáo); SV sẽ trao đổi ý kiến trong học tập dưới hình thức thảo luận, đối thoại , thương lượng và giải quyết những bất đồng, xung đột về quan điểm trình bày. Với BĐTD, sinh viên sẽ có điều kiện làm việc cùng nhau trong nhóm hợp tác với tư cách thành viên có nhiệm vụ được phân công riêng. Việc lập kế hoạch, BĐTD cũng sẽ hỗ trợ việc quản lý thời gian và nghỉ ngơi trong học tập, kế hoạch ôn tập, luyện tập cá nhân,... thích hợp với nhiệm vụ học tập của mỗi SV.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w