- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên
1.3.3.3. Các nguyên tắc vẽ BĐTD[11]
(1) Bắt đầu với một hình màu ở tâm. Một bức ảnh “có giá trị ngàn lời” kích thích tư duy sáng tạo và nâng rất cao khả năng nhớ. Đặt tờ giấy nằm ngang.
(2) Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong BĐTD của bạn. Đây là quy tắc quan trọng nhất. Để kích thích tất cả các quy trình của vỏ não, hãy thu hút sự chú ý của mắt và hỗ trợ trí nhớ.
(3) Nên dùng chữ in. Chữ in tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc và toàn diện hơn. Tuy mất thêm chút thời gian nhưng khi đọc lại, bạn sẽ tiết kiệm được
nhiều thì giờ hơn.
(4) Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh, và các đường phân nhánh phải liên kết với nhau. Yêu cầu này nhằm bảo đảm cho BĐTD có cấu trúc cơ bản.
(5) Từ phải theo “đơn vị”, nghĩa là một từ cho mỗi đường phân nhánh. Nhờ vậy, từ có thêm nhiều móc nối tự do giúp cho việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn.
(6) Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong BĐTD vì màu sắc giúp tăng cường trí nhớ, khiến mắt thích nhìn, đồng thời kích thích quy trình thích hợp của vỏ não.
(7) Trong những nỗ lực sáng tạo thuộc loại này, nên để tư duy càng “tự do”càng tốt. Bất kỳ “suy nghĩ”nào về việc phải đặt các chi tiết ở đâu hay có nên đặt chúng vào không, chỉ làm chậm qui trình mà thôi.
Mục đích nhằm nhớ lại tất cả những gì tư duy bạn nghĩ đến xung quanh ý trọng tâm. Vì tư duy sẽ phát sinh ý tưởng nhanh hơn bạn viết ra giấy, nên tốt nhất là không để có quãng ngừng. Nếu ngừng lại, có lẽ bạn sẽ thấy cây viết hoặc bút chì của mình ngập ngừng trên giấy. Ngay khi nhận biết điều này, bạn hãy trở lại và tiếp tục. Đừng bận tâm tới thứ tự hay bố cục vì trong nhiều trường hợp, chúng sẽ tự hình thành. Nếu không, bạn có thể hoàn tất việc lập thứ tự ở cuối bài tập. Việc lập BĐTD như vậy có thể xem là đã loại bỏ tất cả nhược điểm của ghi chú theo lối thông thường.