Hướng dẫn sinh viên vẽ BĐTD trên giấy

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 61)

- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên

12 Phần lớn SV chưa hiểu, hoặc hiểu không chính xác thế

2.3.2. Hướng dẫn sinh viên vẽ BĐTD trên giấy

Để vẽ BĐTD bằng tay trước hết sinh viên cần chuẩn bị các vật dụng như: giấy, bút chì, bút màu, tẩy… Sau đây là trình tự cách vẽ:

Bước 1: Tại trung tâm tờ giấy chọn từ khoá là tên của một bài, một chủ đề,

một nội dung kiến thức trọng tâm cần khai thác (hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng, bức xạ nhiệt,…) hoặc là một hình ảnh, hình vẽ cần phát triển. Ở đây, người vẽ cần phải chọn một từ khoá thật cô đọng hoặc một hình ảnh đặc trưng nhất cho vấn đề để làm tăng sự thú vị và kích thích bộ não phấn chấn hơn. Việc sử dụng các từ khoá hoặc hình ảnh sẽ mang lại nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ khóa hay hình ảnh giống như một cấp số nhân mang đến sự liên tưởng và liên kết, khơi dậy các ý tưởng, suy nghĩ mới. Sau đó, lựa chọn màu sắc phù hợp với

BĐTD bởi vì màu sắc trong BĐTD mang đến những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo.

Ví dụ:

Hình 2.3: Vẽ hình ảnh trung tâm “Bài 7.1: Sự tán sắc ánh sáng”

Bước 2. Vẽ nhánh cấp 1

Các nhánh cấp 1 chính là các nội dung kiến thức cơ bản của một bài học hoặc một đơn vị kiến thức nào đó của bài học. Các nhánh cấp 1 được nối với hình ảnh trung tâm để làm sáng tỏ vấn đề trung tâm.

Ví dụ:

Hình 2.4: Vẽ nhánh cấp 1 “Bài 7.1: Sự tán sắc ánh sáng”

Bước 3. Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3... và hoàn thiện BĐTD

Các nhánh cấp 2, 3… chính là các nhánh con của nhánh cấp 1. Mỗi nhánh gắn liền với một nội dung kiến thức hay hình ảnh khác nhau được triển khai từ các nhánh trước đó. Ở đây, người thiết lập nên vẽ nhiều nhánh cong hơn là vẽ đường thẳng vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý hơn rất nhiều.

Việc hoàn thiện không chỉ diễn ra ngay khi các em đã thiết lập xong BĐTD mà nó còn được tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa sau khi các nhóm trình bày về kết quả thảo luận.

Ví dụ:Sau khi học xong mục “Hiện tượng tán sắc ánh sáng” – Bài 7.1: “Sự tán

sắc ánh sáng”, chúng ta có thể tổng hợp lại các kiến thức đã học bằng BĐTD sau:

Hình 2.5: Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3 “Bài 7.1: Sự tán sắc ánh sáng”. 2.3.3. Hướng dẫn sinh viên vẽ BĐTD bằng máy vi tính

Hiện nay phần mềm vẽ BĐTD đã mang lại cho người sử dụng những khả năng mới lạ và lý thú mà trước đây chỉ là điều mơ ước. Việc vẽ BĐTD bằng máy vi tính chưa thể sánh được với tính chuyển động, tính đa dạng trực quan vô cùng phong phú, cũng như yêu cầu “chỉ cần dụng cụ tối thiểu” của kỹ thuật vẽ BĐTD truyền thống (dùng bút màu và giấy). Tuy nhiên, khoảng cách đó đang thu hẹp rất nhanh “Mực số” hiện đã có sẵn, cho phép bạn nhập thư mục ngày, tháng qua màn hình chỉ bằng một cây bút số.

Phần mềm mới mang lại những cải tiến đáng kể về hiệu quả làm việc của cá nhân trong các lĩnh vực như:

- Tạo BĐTD tự động

- Hiệu chỉnh

- Tạo các phiên bản khác nhau

- Di chuyển qua lại

- Nối với các nguồn thông tin

- Tạo BĐTD mới từ các thông tin có sẵn

- Trao đổi BĐTD

- Chuyển BĐTD thành bài báo cáo, thuyết trình, kế hoạch

Tạo và hiệu chỉnh BĐTD vi tính: đã được hướng dẫn cụ thể ở phần hướng dẫn sử dụng phần mềm iMindMap®

BĐTD vi tính cuối cùng đã xuất hiện. Bằng hình thức này, việc ứng dụng BĐTD sẽ phát huy được tiềm năng thực sự của nó trong thế giới điện tử hiện đại và đang trở thành một kỹ thuật tiên tiến ở nơi làm việc. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình ứng dụng BĐTD trong tương lai?

Việc ứng dụng BĐTD vi tính rõ ràng hứa hẹn một tương lai rực rỡ. Tự do tư duy kết hợp với khả năng xử lý không ngừng gia tăng của máy vi tính bảo đảm một điều: kỹ thuật BĐTD sẽ là và tiếp tục là chọn lựa cho những cá nhân hay doanh nghiệp muốn khai phá tiềm lực của bản thân cũng như của tổ chức để đạt được các mục tiêu tối hậu và tầm nhìn chiến lược cho công ty hay cho cuộc đời.

2.4. Hướng dẫn sử dụng tài liệu với sự hỗ trợ của BĐTD trong quá trìnhlên lớp để bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên lên lớp để bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn: Hướng dẫn SV xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tự nghiên cứu học phần Quang học II – Chương trình Vật lý đại cương (hệ cao đẳng) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w