- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên
1.2.4.3. Ôn tập tổng kết sau mỗi mục, bài, chương
Trong các hình thức ôn tập kể trên, những kiến thức cũ được vận dụng nhiều lần trong trí óc nên làm cho họ nhớ kĩ và hiểu sâu. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là chưa làm nổi bật được mối liên hệ lôgíc giữa những kiến thức, giữa các phần của chương trình. Vì vậy, sau mỗi bài, mỗi phần hay mỗi chương cần phải tổ chức ôn tập và hệ thống hoá kiến thức cho người học. Ôn tập tổng kết chính là hình thức nhằm phối hợp chặt chẽ giữa người học với tư liệu và GV trong quá trình dạy học.Ôn tập tổng kết hoàn toàn không có nghĩa là nhắc lại tất cả các chi tiết của các vấn đề đã học, lại càng không có nghĩa là lập một dàn bài, tập hợp tất cả các
mục đã có trong từng bài. Ôn tập tổng kết là nêu lên được tất cả những khái niệm, những định luật, những quy tắc cơ bản của hệ thống kiến thức trong mối quan hệ hữu cơ của chúng.
Ôn tập tổng kết phải có tác dụng nâng cao trình độ hiểu biết của người học về tài liệu đã học. Để làm được việc này không nhất thiết phải đưa những kiến thức mới vào nội dung ôn tập, tổng kết, mà chủ yếu giúp người học có cái nhìn tổng quát về các vấn đề nghiên cứu riêng lẻ trước kia, khái quát hoá những tài liệu mà người học đã thu được thêm trong quá trình làm bài tập, làm thí nghiệm, thăm quan, bổ sung cho phần lý thuyết còn quá cô đọng được dạy ở trên lớp. Cũng có những kiến thức cần ôn tập kĩ để phát triển thêm một số điểm mở rộng kiến thức mới trong bài tiếp theo. Ôn tập tổng kết phải có tác dụng giúp cho người học dễ nắm, dễ nhớ hệ thống kiến thức đã học để sau này họ có thể sử dụng trong bài tổng kết để ôn tập cuối năm, cần gợi ý các thủ thuật nhớ công thức, định luật. Cách tốt nhất là tổng kết kiến thức thành bảng hoặc sơ đồ, đặc biệt là theo BĐTD.
1.3. Cơ sở lí luận của việc sử dụng bản đồ tư duy trong tự học1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của bản đồ tư duy 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy (tên tiếng Anh là Mind Map và còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,…) là một hình thức ghi chép sử dụng từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề…
Cụm từ BĐTD không hiểu được hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ
với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, ôn tập,
hệ thống hóa kiến thức,... và lập kế hoạch công tác. Kỹ thuật tạo ra BĐTD này được
gọi là Mindmapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào đầu năm 1970. Ở giữa BĐTD là một chủ đề trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh nhỏ thể hiện các tiêu đề nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Trong từng tiêu đề được phát triển bởi những
nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa và các chi tiết hỗ trợ. Nhờ sự kết nối giữacác nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kếtdựa trên mối liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến BĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê ý tưởng thông thường không thể làm được [13].