- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên
12 Phần lớn SV chưa hiểu, hoặc hiểu không chính xác thế
1.4.3. Đánh giá thực trạng 1 Thuận lợ
1.4.3.1. Thuận lợi
- Có sự hiểu biết cơ bản về việc tự học.
- Nhận thức được việc tự học là cần thiết và nhận ra được sự yếu kém trong việc tự học của bản thân.
- Thông qua các câu lạc bộ chuyên môn (Câu lạc bộ Tiếng anh, ....) và hội nghị học tốt do các tổ chuyên môn tổ chức đầu năm đã có những định hướng tốt hơn cho việc
tự học. Thông qua đó, một số GV đã từng báo cáo hoặc giới thiệu về MM. Một số phần mềm đã từng giới thiệu để vẽ như Word, Visio, Edraw MM và Freemind.
- Một số SV đã chấp nhận MM như một công cụ để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức (dù chỉ mới được sử dụng phần lớn vào thời điểm cận các mùa thi).
- Riêng các lớp SV năm thứ hai, năm bắt đầu kiến tập sư phạm, nên hầu hết SV đã có trang bị máy tính (PC hoặc Laptop) nên việc triển khai thực hiện vẽ BĐTD máy tính sẽ có thể thực thi.
1.4.3.2. Khó khăn
- Chưa có kế hoạch tự học một cách hợp lí.
- Các em vì hoàn cảnh khó khăn nên thích lao vào kiếm tiền từ quá sớm (chẳng hạn SV năm thứ nhất đã đi bán cafe, quán ăn, dạy gia sư,...) nên sao nhãng việc học hành và chiếm nhiều thời gian.
- Trường chuyển sang đào tạo tín chỉ nên việc tập hợp một lớp đông để báo cáo gặp rất nhiều khó khăn.
- Phần lớn chưa nghe nói đến MM (chứ chưa đề cập đến việc sử dụng) nên rất khó khăn để thay đổi quan điểm, thói quen cũ và hướng các em chấp nhận sử dụng công cụ BĐTD để ghi chú. Sau đó, là hệ thống hóa kiến thức, tóm lược và bố cục lại nội dung của từng quyển sách, giáo trình, bài giảng của GV. Cuối cùng là ôn tập củng cố trước mùa thi, cũng như sử dụng nó trong giờ thi cử. Đây là vấn đề không phải một ngày một buổi, mà cần hình thành cho các em dần dần.
Hình 1.6: BĐTD tóm tắt nội dung chương I
Trong chương này chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những cơ sở lý luận những vấn đề liên quan tới tự học, tự ôn tập củng cố và bồi dưỡng năng lực tự học cho SV với sự hỗ trợ của BĐTD. Cụ thể là:
- Phân tích được các khái niệm tự học, năng lực tự học, kỹ năng tự học và các phương pháp tự học trong dạy học các môn học nói chung và trong dạy học VL nói riêng nhằm giúp người học biết lập kế hoạch tự học, tự quản lí thời gian, điều chỉnh linh hoạt mọi hoạt động hằng ngày và có đối sách phù hợp để học tập tốt và hiệu quả nhất cho bản thân.
- Làm rõ khái niệm BĐTD, đưa ra nguyên tắc lập BĐTD, đi sâu phân tích các khả năng ứng dụng của nó trong học tập. Sử dụng BĐTD trong tự ôn tập là đem lại phương pháp sáng tạo toàn diện để tổ chức các ý tưởng, là công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Từ đó thấy được khả năng dùng công cụ BĐTD hỗ trợ cho SV sử dụng tài liệu để rèn luyện các kỹ năng tự ôn tập củng cố.
- Đồng thời trong chương này, chúng tôi cũng trình bày kết quả điều tra thực trạng của quá trình bồi dưỡng năng lực tự học cho SV dưới sự hỗ trợ của BĐTD ở một số trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.