- Xác định nhu cầu, động cơ và kích thích hứng thú học tập: Việc làm đầu tiên
1.2.3. Nội dung cần OTCC trong dạy học vật lý
Trước hết cần hiểu rằng, ôn tập chủ yếu là công việc tự lực của trong quá trình hoạt động học tập nhằm lĩnh hội, thông hiểu kiến thức và trau dồi kĩ năng. GV trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không làm thay mà chỉ giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức cho
ôn tập sao cho có hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, cần làm cho người học tự mình hiểu được sự cần thiết của ôn tập, tự giác đặt cho mình mục tiêu phấn đấu và cố gắng đạt tới một cách có kết quả.
Đối với môn vật lý, tái tạo nên nội dung chính của môn học là những kiến thức vật lý cơ bản. Thông qua việc hình thành những kiến thức cơ bản đó mà thực hiện các nhiệm vụ khác của dạy học vật lý, trước hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Trong quá trình dạy học vật lý cần chú ý đến những tác động sư phạm khác nhằm điều hành quá trình dạy học từ đầu đến cuối, thí dụ như: gợi động cơ, hứng thú, củng cố, ôn tập, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá…
Những kiến thức vật lý cơ bản cần hình thành trong quá trình học kiến thức mới cũng như trong quá trình OTCC trong chương trình vật lý gồm các loại sau:
- Những khái niệm vật lý, đặc biệt là những khái niệm về đại lượng vật lý.
- Những định luật vật lý.
- Những thuyết vật lý.
- Những ứng dụng của vật lý trong kĩ thuật.
- Những phương pháp nhận thức vật lý.
Bên cạnh những kiến thức vật lý cơ bản cần hình thành ở trên thì SV cần phải có một số kĩ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc tự OTCC:
- Kĩ năng thu thập thông tin: kĩ năng đọc sách; kĩ năng quan sát, đọc đồ thị, biểu đồ; kĩ năng khai thác mạng Internet,...
- Kĩ năng xử lí thông tin: kĩ năng xây dựng bảng biểu; đồ thị; kĩ năng so sánh, đánh giá; phân tích, tổng hợp...
- Kĩ năng truyền đạt thông tin: trình bày, viết, báo cáo kết quả...