Bảo vệ môi trường bền vững:

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 127)

5. Cấu trúc luận văn:

3.2.6 Bảo vệ môi trường bền vững:

- Quan tâm bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý nhất về giống, thời vụ, đặc biệt là sử dụng giống, phân bón, thức ăn hợp lý, khuyến khích mô hình sản xuất luân canh, xen canh, đa canh, hạn chế trồng lúa 3 vụ và nuôi tôm sú 2 vụ/năm

- Quan tâm quản lý tài nguyên nước như : sử dụng tiết kiệm nước, quản lý đầu vào và đầu ra của nguồn nước cho các mục tiêu phục vụ, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện tốt pháp lệnh về bảo vệ và khai thác tài nguyên nước mặt, nước ngầm.

- Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học, tổ chức đánh giá môi trường đất và nước…để có biện pháp bảo vệ môi trường trong vùng

- Đẩy mạnh truyền thông dưới mọi hình thức và sự tham gia tích cực của các cấp các ngành, đoàn thể chính trị, xã hội là giải pháp tốt nhất để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp hành chính đủ mạnh để răn đe, giáo dục tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh luật Bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

KẾT LUẬN

Nông nghiệp phát triển là điều kiện tiên quyết để CNH thành công: cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nguyên liệu và lao động phục vụ phát triển công nghiệp. Nông nghiệp phải thường xuyên đảm bảo nguồn cung ổn định về nông sản giá thấp thì mới duy trì được mức lương ổn định cho lao động xã hội. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Việc nghiên cứu, phát triển nông nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung, trên mỗi vùng, miền, địa phương nói riêng cho hợp lí là vấn đề cấp thiết đối với nước ta để tiến hành CNH thành công.

Riêng đối với Sóc Trăng là tỉnh nghèo, mới tái lập từ 1992 nên việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp của tỉnh có ý nghĩa rất to lớn. Nghiên cứu để đưa ra cái nhìn tổng thể về hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp để phát triển nông nghiệp hợp lí, mang lại hiệu quả cao góp phần tích cực cho công cuộc CNH của đất nước . Qua thực tế nghiên cứu về hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tác giả có một số nhận định sau:

Sóc Trăng là tỉnh có rất nhiều lợi thế tự nhiên để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa mạnh, nhưng hiện tại sản xuất còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao, thu nhập GTSX /01ha đất nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản vẫn là do kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém, nguồn nhân lực và lao động chưa đáp ứng với nhu cầu sản xuất hàng hóa, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện, đặc biệt ở khâu đầu vào, đầu ra của sản phẩm nông thủy sản còn nhiều bất cập . Vì vậy chi phí sản xuất còn cao và lợi nhuận thấp, không đủ tái sản xuất và mở rộng, chất lượng chưa cao, hao hụt, rủi ro trong sản xuất còn lớn, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế.

Tóm lại, với lợi thế tự nhiên, KT - XH ngành nông nghiệp Sóc Trăng rất có điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, khối lượng

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

lớn, giá thành hạ, đặc biệt là lúa gạo, cá da trơn, cây ăn trái, rau màu thực phẩm… Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là cần tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, tổ chức lại sản xuất theo hướng thị trường thì khả năng cạnh tranh hàng nông sản Sóc Trăng trên thị trường là rất lớn.

KIẾN NGHỊ

Để khắc phục những hạn chế trong nông nghiệp như đã nêu trên thì tỉnh Sóc Trăng phải:

+ Quan tâm mạnh hơn nữa đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi, giao thông, điện…để giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh về năng suất chất lượng, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí sản xuất.

- Đối với hệ thống thủy lợi, ngoài đầu tư công trình chính, công trình bức xúc, nên ưu tiên đầu tư theo dạng khép kín đồng bộ gắn với từng dự án phát triển sản xuất, đặc biệt là các dự án phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư, có như vậy thì hệ thống mới đầu tư nhanh và phát huy hiệu quả cao .

- Đối với mạng lưới giao thông, cần tập trung đầu tư giao thông đường bộ, ưu tiên mở rộng mặt đường và nâng cấp tải trọng các tuyến đường tỉnh, đường huyện, các tuyến giao thông gắn với dự án sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện mở rộng sản xuất, đề ra những chính sách hấp dẫn về thu phí giao thông để huy động vốn từ doanh nghiệp và người dân đầu tư vào công trình giao thông, đặc biệt là cầu giao thông, các tuyến giao thông phục vụ sản xuất.

- Đối với công trình điện cần quan tâm đầu tư mở rộng mạng lưới các cấp, đặc biệt là mạng lưới điện hạ thế 3 pha (0,4 KV) cho các vùng có cây con chủ lực có nhu cầu cao về bơm nước như vùng sản xuất lúa - màu, vùng nuôi thủy sản nước lợ …để thay thế dần các loại máy xăng, dầu nhằm góp phần giảm chi phí và phát triển dịch vụ nông thôn .

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

- Quan tâm hơn nữa đầu tư mới và nâng cấp trạm trại nông nghiệp, kho trữ lúa gạo và hàng nông thủy sản, mạng lưới chợ nông thôn nhằm làm tốt hơn công tác giống, chuyển giao khoa học công nghệ, điều tiết và phát triển thị trường

+ Quan tâm mạnh hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhằm tạo ra đội ngũ lao động có kiến thức cơ bản, có tay nghề để làm việc trong ngành nông nghiệp, các ngành dịch và chuyển sang các ngành công nghiệp

- Đối với đào tạo lao động làm nông nghiệp, cần tăng kinh phí cho công tác khuyến nông khuyến ngư để mở rộng địa bàn, đối tượng, quy mô, đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức, tăng cường thời lượng chuyển giao khoa học kĩ thuật công nghệ trên các phương tiện thông tin để thu hút được đông đảo lao động nông nghiệp tham gia, cập nhật thường xuyên kiến thức, trình độ sản xuất, đặc biệt là các quy trình sản xuất nông sản phục vụ xuất khẩu

- Đối với đào tạo lao động làm dịch vụ, cần mở ra các trường dạy nghề dịch vụ ở ngay địa bàn nông thôn, nhất là dịch vụ sửa chữa cơ khí, máy móc nông nghiệp, điều kiển máy nông nghiệp…để đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày 1 tăng nhanh

+ Quan tâm mạnh mẽ đến vấn đề tiêu thụ hàng nông, thủy sản, đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu,để người nông dân có định hướng sản xuất đúng, từ đó yên tâm đầu tư vào sản xuất theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường và mang lại thu nhập cao và ổn định cho người nông dân

Hầu hết hàng nông sản Sóc Trăng được đánh giá là có chất lượng tốt, thơm ngon đậm đà rất được ưa chuộng trên thị trường, nếu làm tốt công tác xúc tiến thương mại kết hợp với làm tốt chuyển giao khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất…thì chắc chắn sản phẩm làm ra sẽ có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Bích, năm 2007. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, NXB Chính trị Quốc gia.

[2] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2008. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020, NXB Hà Nội.

[3] Cục thống kê Sóc Trăng, năm 2005. 30 năm Sóc Trăng xây dựng và phát triển

[4] Cục thống kê Sóc Trăng, năm 2000, 2001, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, Niên giám thống kê.

[5] PGS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (Đồng chủ biên), năm 2002, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.

[6] PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc, năm 2003, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới (1986 – 2002), NXB Thống Kê.

[7] Đỗ Thị Minh Đức, năm 2008, Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam (Tập 1,2), NXB ĐHSP.

[8] Hội khoa học đất Việt Nam , năm 1996, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[9] PGS.TS. Lâm Quang Huyên, năm 2002, Nông nghiệp nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỉ 21, NXB Khoa học xã hội.

[10] GS.TS. Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS. Vũ Đình Thắng, năm 2004. Giáo trình

Kinh tế nông nghiệp. NXB Đại học KTQD.

[11] Nhiều tác giả, năm 2000, Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỉ 21. NXB Văn Nghệ TPHCM.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

[12] Nhiều tác giả, năm 2008. Nông dân, nông thôn, nông nghiệp những vấn đề đang đặt ra. NXB Tri thức.

[13] PGS.TS. Đặng Văn Phan, năm 2009, Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Trường Đại học Cửu Long.

[14] PGS.TS. Đặng Văn Phan, năm 2008, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục.

[15] Đặng Kim Sơn, năm 2008, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, NXB Chính trị quốc gia.

[16] Đặng Kim Sơn, năm 2006, Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, NXB Chính trị quốc gia.

[17] Đặng Kim Sơn, năm 2001, Công nghiệp hóa từ nông nghiệp lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

[18] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp từ 2000 đến 2010

[19] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đề án phát triển ngành trồng trọt tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

[20] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển Nông nghiệp nông thôn tỉnh Sóc Trăng đến 2020

[21] Ngô Đăng Thành (Chủ biên), năm 2009, Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

[22] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, năm 2006, Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam ( Tập 1: phần Đại cương), NXB Giáo dục.

[23] GS.TS. Lê Thông (Chủ biên), năm 2006. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 6: Các tỉnh và thành phố Đồng bằng sông Cửu Long ). NXB Giáo dục.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

[24] GS.TS. Lê Thông (Chủ biên), năm 2007. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm.

[25] Thời báo kinh tế Việt Nam, năm 2010. Kinh tế 2009 – 2010 Việt Nam và thế giới.

[26] Tổng Cục thống kê, Niên giám thống kê 2000, 2005, 2010. NXB Thống kê.

[27] PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Lê Thông, năm 2007. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm.

[28] PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), năm 2009. Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam. NXB Giáo dục.

[29] Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2008, 2009, 2010 Thống kê Nông – lâm – thuỷ sản.

[30] Một số trang WEB:

www.agroviet.gov.vn : Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

www.cuctrongtrot.gov.vn : Cục trồng trọt

www.fao.org : Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) www.vaas.org.vn : Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 127)