Theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 108)

5. Cấu trúc luận văn:

3.1.3.1. Theo ngành

Trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp…)

Khai thác triệt để các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung đầu tư, phát triển sản xuất với tinh thần sản xuất thâm canh toàn diện, sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiệu quả thấp sang cơ cấu cây trồng tiến bộ hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó cần tăng cường đầu tư cho hướng phát triển nông sản hàng hóa và nông sản làm nguyên liệu chế biến.

- Ưu tiên phát triển các nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định như lúa gạo, cây ăn trái, mía, hành tím, lợn, bò, gia cầm.

- Phát triển nhóm cây trồng có ít lợi thế hơn như rau màu thực phẩm, bắp, đậu nành, đậu phộng, dừa, chuối

- Hỗ trợ phát triển nhóm cây trồng chưa có lợi thế như khoai mì, khoai lang. - Nghiên cứu phát triển cây ca cao để sản xuất cung cấp cho thị trường xuất khẩu

Định hướng phát triển lúa gạo

- Cây lúa vẫn là cây lương thực quan trọng, mang tính ổn định nhất, tuy nhiên trong giai đoạn tới cần nâng cao chất lượng và giá trị. Tiếp tục phát huy lợi thế về trồng lúa ở các địa phương, nhất là các vùng ít bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng bằng việc sử dụng các giống mới năng suất

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là "3 giảm 3 tăng" nhằm giảm giá thành sản xuất lúa. Đồng thời mở rộng thực hiện chương trình lúa gạo để đạt mức sản lượng lúa vào năm 2015 là 1,74 triệu tấn trên diện tích tích gieo trồng 307,7 nghìn ha, định hướng đến năm 2020 giữ sản lượng ở mức 1,74 triệu tấn với diện tích ổn định khoảng 280,0 nghìn ha.

Tỉnh Sóc Trăng với ưu thế về sản xuất lúa đặc sản, do vậy sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển các giống lúa thơm đặc sản, trong đó có hai giống đặc sản chủ lực của tỉnh là giống lúa Tài Nguyên mùa và nhóm giống lúa ST. Hướng tới xây dựng các vùng chuyên canh lúa đặc sản, vùng lúa chất lượng cao, tập trung với quy mô diện tích lớn, phù hợp với từng vùng sinh thái trong tỉnh để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đủ sản lượng lúa hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lúa gạo ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu thu mua sản phẩm.

Dự kiến phát triển diện tích lúa đặc sản lên 80.000 ha vào năm 2020 tương ứng với sản lượng khoảng 440,0 nghìn tấn, phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.

- Đối với các vùng trũng, phèn, vùng nhiễm mặn, điều kiện tưới tiêu khó khăn cần hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, đầu tư cho thủy lợi nhỏ, tăng cường công tác khuyến nông và hỗ trợ nông dân sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Riêng đối với vùng sản xuất tôm nước lợ, sẽ quy hoạch vùng sản xuất tôm - lúa và khuyến cáo nông dân áp dụng quy trình trồng lúa lúa luân canh với nuôi tôm nước lợ để đảm bảo môi trường nuôi được bền vững và ổn định

- Đối với vùng sản xuất 3 vụ lúa, tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi 3 vụ lúa ở nơi không có điều kiện thuận lợi về nước và đất sang sản xuất 2 vụ lúa/năm hoặc 2 vụ lúa – 1 vụ màu có hiệu quả

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Định hướng phát triển cây ăn trái

Cây ăn trái là một thế mạnh trên vùng ngọt của tỉnh do ít chịu ảnh hưởng lũ. Trong những năm tới mở rộng diện tích các loại cây ăn trái chủ lực có lợi thế cạnh tranh và để vườn cây phát triển đồng bộ thì cần tổ chức lại sản xuất quy mô lớn, phát huy mô hình kinh tế hợp tác, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia thu mua, chế biến, xuất khẩu… đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đầu tư hệ thống bảo quản, xử lý sau thu hoạch và tăng cường dự báo thị trường để định hướng sản xuất.

Các huyện căn cứ vào điều kiện và thế mạnh của mình nên xác định từ 1 - 3 loại cây chủ lực để tập trung đầu tư. Ưu tiên chọn những loại cây có thể cạnh tranh như măng cụt, bưởi, xoài, vú sửa, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, chuối,…đồng thời phải thay đổi giống mới có chất lượng, giá trị cao và quan tâm cải tạo vườn tạp.

Xác định cây chủ lực thứ tự ưu tiên phát triển:

- Cây măng cụt, sầu riêng hạt lép, xoài cát hoà lộc, cho vùng sinh thái thuận lợi nhất thuộc khu vực ven sông Hậu, có địa hình cao, thoát thủy tốt, không bị ảnh hưởng mặn thuộc huyện Kế Sách.

- Cây bưởi da xanh, bưởi năm roi, cam mật, quýt đường, xoài cát chu, các giống xoài thái, chuối các loại cho các vùng đệm ảnh hưởng lợ vào mùa nắng gồm các vùng phía Bắc huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú (xã An Thạnh Nhất, xã Đại Ngãi, Song Phụng...), các vùng đất từ trung bình đến thấp thuộc huyện Mỹ Tú, Ngã Năm và Thạnh Trị.

- Cây vú sữa lò rèn, mít nghệ, me, nhãn xuồng,…cho những vùng đất giồng cát cao thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Tú, TP.Sóc Trăng, Mỹ Xuyên và huyện Vĩnh Châu.

Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản tập trung ở huyện Kế Sách và đầu tư quy hoạch, khôi phục lại vùng chuyên canh cây nhãn, cây mãng cầu dai ở vùng giồng cát huyện Vĩnh Châu. Tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

quy trình GAP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với các địa phương có điều kiện thích nghi, chú trọng cải tạo về giống, trồng thâm canh để tiêu thụ nội địa. Dự kiến diện tích cây ăn trái đến năm 2020 đạt khoảng 30,0 nghìn ha với sản lượng 225,0 nghìn tấn trái các loại.

Định hướng phát triển cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày là cây sinh trưởng và phát triển chủ yếu là dựa hoàn toàn vào các yếu tố tự nhiên cơ bản: đất, nước và khí hậu. Do yếu tố khí hậu ở Sóc Trăng khá đồng nhất, cho nên đất và nước là hai yếu tố chủ yếu, là cơ sở khoa học để xác định các vùng có tiềm năng phát triển cho từng loại giống cây màu nói chung trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đất thổ nhưỡng phân bố trên các vùng sinh thái và nguồn nước thủy văn để xác định địa bàn phát triển tốt đối với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, định hướng phát triển các cây trồng chủ lực cho cây màu trên địa bàn tỉnh như sau:

Định hướng phát triển cây mía

Cây mía là loại cây công nghiệp ngắn ngày, là một trong những cây trồng chủ lực của Sóc Trăng, thích hợp trên vùng đất cù lao và dọc sông Hậu, trồng được trên vùng đất phèn, hiện nay đã hình thành các vùng chuyên trồng mía, sản xuất tập trung ở các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Tú. Diện tích gieo trồng năm 2010 là 12,9 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 867,52 tạ/ha, vùng có năng suất cao nhất trung bình là huyện Cù Lao Dung 967,64 tạ/ha

Phát triển mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, từng bước nâng cấp, mở rộng công suất của nhà máy đường Sóc Trăng theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu mía, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Trên cơ sở định hướng phát triển cây mía đến năm 2020, các địa phương có diện tích gieo trồng mía cần đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với quy mô công suất các nhà máy trong tỉnh và trong khu vực, theo quy hoạch đã được phê duyệt của UBND tỉnh, đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng: trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư hệ thống tưới tiêu.

Ba huyện trọng điểm phát triển mía đường để xây dựng vùng nguyên liệu mía tập trung, bố trí chủ yếu ở các huyện Cù Lao Dung, Long Phú và Mỹ Tú.

Theo định hướng đến năm 2020 phát triển diện tích trồng mía khoảng 13,0 nghìn ha, năng suất mía bình quân 160 tấn/ha, sản lượng mía đạt trên 2 triệu tấn

Định hướng phát triển cây hành tím:

Cây hành tím có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, hạn chế tối đa ngập úng, thích hợp nhất với vùng đất giồng cát là loại đất phù sa ven biển. Đây là loại cây màu thực phẩm đặc sản, là mặt hàng truyền thống và có khả năng phát triển của tỉnh, đã xuất khẩu sang một số nước, là cây trồng chủ lực cho giá trị kinh tế cao, năng suất bình quân 20 tấn/ha, cao nhất có thể đạt 25 tấn/ha/vụ. Vùng chuyên canh tác hành tím được tập trung ở huyện Vĩnh Châu trên các giồng cát có điều kiện thích nghi tốt với loại rau thực phẩm này.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích gieo trồng đạt 6,0 nghìn ha Định hướng phát triển rau, đậu các loại

Đầu tư phát triển các vùng sản xuất rau chất lượng cao, tập trung theo công nghệ sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời khuyến khích phát triển trồng nấm các loại, cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Vùng chuyên trồng màu thực phẩm tập trung chủ yếu một phần ở Cù Lao Dung và trên các giồng cát thuộc Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Mỹ Tú, Châu Thành và Kế Sách.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu tập trung ở các huyện Long Phú, Mý Tú, Châu Thành, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị và Kế Sách. Ngoài ra có thể phát triển ở các vùng ngọt khác với điều kiện có hệ thống thủy lợi tưới tiêu tốt

Theo định hướng đến năm 2015 diện tích rau, đậu các loại đạt 37,6 nghìn ha, đến năm 2020 khoảng 43.000 ha. Sản lượng 2015 ước đạt 419.750 tấn, năm 2020 ước đạt 516.000 tấn.

Định hướng phát triển cây bắp lai:

Là cây lương thực ngắn ngày, thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn, là loại cây trồng có điều kiện phát triển ở Sóc Trăng, thích hợp trên đất cù lao và dọc sông Hậu, có thể phát triển trên chân ruộng cao theo mô hình lúa – màu. Đưa các giống bắp mới có năng suất cao, kết hợp các biện pháp đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng 22.500 tấn năm 2015 và 33.500 tấn vào năm 2020.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích gieo trồng bắp lai đạt 5.000 ha/ diện tích bắp 8.000 ha

Định hướng phát triển cây đậu nành

Là loại cây công nghiệp ngắn ngày có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường trong nước, thích hợp trên vùng đất cao, có thể phát triển mạnh trên đất lúa theo mô hình lúa – màu. Dự kiến năm 2015 diện tích khoảng 950 ha, đến năm 2020 diện tích gieo trồng đạt 1.600 ha với sản lượng 4.800 tấn

Định hướng phát triển khoai lang, khoai mì

Tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp chế biến xuất khẩu, và chế biến thức ăn chăn nuôi, ổn định khoảng 8.800 ha,

Định hướng phát triển cây dừa:

Về tầm nhìn chiến lược dừa là một cây kinh tế có nhiều triển vọng lâu dài và bền vững với những lý do:

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

- Điều kiện canh tác: tính thích nghi về thổ nhưỡng, sinh thái của cây dừa rất rộng. Trong toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đều có thể trồng được dừa để thay thế cây trồng khác. Tuy nhiên, ngoài yếu tố thổ nhưỡng và sinh thái ra, trong thời gian tới còn có 2 điều kiện chi phối đến sản xuất nông nghiệp là: lao động và biến đổi khí hậu toàn cầu (theo dự báo 20-30 năm tới, mực nước biển sẽ dâng cao cách mặt nước hiện tại từ 30-40cm). Hai hạn chế này sẽ gây áp lực cho cây mía và cây ăn trái nhưng lại thích nghi với cây dừa.

- Về thị trường tiêu thụ: so với nhu cầu tiêu thụ và nguyên liệu chế biến trong những năm tới theo hướng gia tăng công nghiệp chế biến dừa, phải cần sản lượng dừa trái từ 400 triệu trái trở lên, trong khi đó hiện nay chỉ mới đạt 312 triệu trái.

Từ những nhận định trên, cho thấy cây dừa đã và đang chiếm ưu thế rất lớn trong cuộc sống con người và trong nền kinh tế, giá trị của cây dừa luôn được giữ vững là một xu thế tất yếu.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất dừa đòi hỏi cần tổ chức cải thiện chất lượng vườn dừa với các giống mới có năng suất và tỷ lệ dầu cao, các địa phương cần có kế hoạch phục hồi, phát triển vườn dừa. Nếu đầu tư công nghiệp chế biến, sử dụng hợp lý sản phẩm từ dừa, có thị trường tiêu thụ, vẫn có thể khai thác tốt diện tích dừa hiện có và phát triển lại các vùng trồng dừa.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích cây dừa sẽ đạt khoảng 3.800 ha có sản lượng 16.244 tấn

Định hướng phát triển cây chuối:

Trái chuối là loại trái được mọi người sử dụng rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tại một số nước Châu Mỹ và Châu Phi, cây chuối được trồng phổ biến và xuất khẩu đi khắp thế giới, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, mặc dù chưa có những nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất chuối với quy mô lớn, tuy nhiên có thể nhận thấy người dân trồng chuối khá phổ biến với mục đích chủ yếu là lấy trái để dùng trong gia đình và bán cho thương lái với tính chất tự tiêu. Chuối phát triển tốt và cho trái quanh năm, nên có

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

thể khẳng định có thể phát triển cây chuối tốt và cho thu nhập nếu được quan tâm và trồng với quy mô lớn.

Để cây chuối có thể phát triển tốt cần phải chú ý một số vấn đề về giống, kỹ thuật và thị trường

Mặc dù chưa có những tổng kết hay đánh giá về hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả môi trường nào của cây chuối trên địa bàn tỉnh, nhưng có thể khẳng định, cây chuối sẽ mang lại thu nhập cao cho người dân nếu được đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Để phát triển được vùng trồng chuối với quy mô công nghiệp, thì các ngành chức năng, các địa phương cần có những nghiên cứu cụ thể để xây dựng quy trình kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất cũng như các chính sách khác để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển cây chuối trên diện rộng một cách hợp lý, thành vùng hàng hoá nhằm tăng hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này, tạo nguồn thu nhập cho người dân trong tỉnh.

Định hướng phát triển cây ca cao

Đây là loại cây trồng chưa thực sự phổ biến nhiều tại Việt nam, nhưng đã

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 108)