5. Cấu trúc luận văn:
2.1.2.3 Nguồn nước
Nước mặt: Sóc Trăng có mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải lẫn công nghiệp.
Sông Hậu là nguồn tiếp nước ngọt chủ yếu cho Sóc Trăng, đoạn nằm trên địa bàn tỉnh dài 60 km, rộng 1.200 - 1.500 m, sâu 8 - 13 m, có lưu lượng mùa lũ khoảng 28.000 - 30.000 m3/s, mùa kiệt 1.500 - 3.000 m3/s, đây là một trong chín nhánh của sông Mê Công đổ trực tiếp ra biển Đông cho nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của thủy triều biển Đông. Nước sông Hậu được đưa về địa phận tỉnh Sóc Trăng qua các tuyến kênh chủ yếu như: Cái Côn, Cái Trâm, Đại Ngãi, Vạch Vọp, Số Một, Kế Sách, Ngan Rô, Ba Xuyên… với lưu lượng vào khoảng 55 – 60 m3/s. Các tuyến kênh chính đó cùng với hàng chục kênh nhỏ khác hợp thành hệ thống kênh tự nhiên và nhân tạo vừa dẫn ngọt vừa xả lũ, rửa phèn, mặn cho khu vực. Đặc biệt kênh Cái Côn nối liền với kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp đi Ngã Năm là tuyến kênh sườn quan trọng dẫn nước ngọt cho tỉnh Sóc Trăng trong chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau của Chính Phủ.
Chất lượng nước trên sông rạch đang khá tốt, độ mặn trên sông Hậu xảy ra chủ yếu vào 6 tháng mùa khô, tại Đại Ngãi cách cửa sông 40 km, mặn thường diễn ra từ tháng 1 - tháng 5, nồng độ từ 4 - 6gr/l, cao nhất 12 - 14 gr/l, tại vùng ven biển và cửa sông Hậu, cửa sông Mỹ Thanh thường xảy ra từ 10 - 11 tháng/năm, nồng độ trong mùa khô từ 20 - 30 gr/l, cao nhất 35 - 40 gr/l, trên sông Mỹ Thanh tại cầu Nhu Gia 8 - 10 gr/l, cao nhất 12 - 15 gr/l, xảy ra từ tháng 12 - tháng 6, trên kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp tại đầu kinh Nàng Rền 4 - 14 gr/l, xảy ra từ tháng 2 - tháng 5. Độ PH trên sông rạch lớn >= 6, độ phù sa trên sông Hậu 300 - 400 mg/m3, hàm lượng các chất hữu cơ như: BOD, COD, chất rắn lơ lửng trong nước vẫn còn đảm bảo dưới mức cho phép theo quy định về chất lượng nước mặt (TCVN 5942-1995).
Chất lượng nước sông Hậu thuộc loại tốt, độ PH = 7 - 10, hàm lượng phù sa trung bình từ tháng 8 đến tháng 10 trong khoảng 0,27 - 3 kg/m nhưng do địa hình thấp lại nằm cập sông Hậu và các kênh dẫn nước lớn, các sông không có hệ thống
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
đê nên nước sông ngày lên xuống hai lần tự chảy vào đồng ruộng đem lại lượng phù sa lớn đáng kể bồi đắp bổ sung độ phì nhiêu đất đai của tỉnh.
Nước dưới đất: Qua kết quả khoan thăm dò và khai thác nước ngầm dưới đất thì ở Sóc Trăng có 4 tầng chứa nước dưới đất như sau :
Tầng 1 : Ho-lô-xen phân bố ở độ sâu 35 - 60 m Tầng 2 : Plei-xto-xen phân bố ở độ sâu 60 - 120 m Tầng 3 : Pli-o-xen phân bố ở độ sâu 120 - 180 m Tầng 4 : Mi-o-xen phân bố ở độ sâu >300 m
Thực tế ở Sóc Trăng đang khai thác sử dụng phổ biến ở tầng 2 (tầng Plei-xto- xen, độ sâu 60 - 120 m) có chất lượng và trữ lượng tốt, chi phí đầu tư thấp, một số khu vực giồng cát khai thác ở tầng 4 (tầng Mioxen, độ sâu >300m), chất lượng rất tốt, nhưng chi phí cao.
Chế độ thủy văn:
Chế độ thủy văn ở các sông ngòi và kênh rạch Sóc Trăng bị chi phối bởi 3 yếu tố chính: thủy triều biển Đông, mưa nội vùng, dòng chảy sông Hậu và sông Mỹ Thanh được phân hóa khá rõ theo mùa.
Thủy triều:
Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng hỗn hợp thuỷ triều biển Đông và biển Tây, nhưng chủ yếu là triều biển Đông, thông qua nhiều sông rạch lớn trong tỉnh.
Triều biển Đông là chế độ bán nhất triều, biên độ thuỷ triều giao động từ 230 - 280 cm, cao nhất 310 - 330 cm, mực nước đỉnh triều bình quân 140 - 180 cm, cao nhất 230 - 240 cm, mực nước chân triều giao động từ 80 - 160 cm, thấp nhất là 180 - 190 cm (mực nước biển), độ mặn trung bình tại cửa sông Mỹ Thanh 20 - 30 g/l, cao nhất 35 - 40 g/l.
Tại Đại Ngãi, nơi cách cửa sông 40 km, biên độ thuỷ triều giao động từ 220 - 260 cm, cao nhất 300-320 cm, mực nước đỉnh triều bình quân 120 - 160 cm, cao nhất 220 - 230 cm, mực nước chân triều giao động từ 75 - 155 cm, thấp nhất là 175 - 180 cm (dưới mực nước biển), không chênh lệch nhiều so vùng cửa sông.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Triều biển Tây là chế độ nhật triều, có biên độ nhỏ, tại cửa Rạch Giá cách Sóc Trăng 85 km, mực nước bình quân đỉnh triều giao động từ 47 cm đến 66 cm, cao nhất 80 - 85 cm, mực nước bình quân chân triều từ 10 - 32 cm, thấp nhất từ 50 - 55 cm, biên độ thuỷ triều từ 56 - 80 cm.
Chế độ thủy văn sông Hậu và sông Mỹ Thanh
Sông Hậu rộng từ 1000 – 1500m, đoạn chạy qua tỉnh Sóc Trăng dài 60km. Từ tháng 7 đến tháng 12, dòng chảy sông Hậu chịu tác động mạnh của dòng chảy chế độ thượng nguồn. Từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 đến tháng 5, lưu lượng thượng nguồn giảm, thủy triều biển Đông tác động mạnh mẽ trên toàn hệ thống kênh rạch tỉnh. Mực nước đỉnh cao xuống thấp nhất vào cuối tháng 4 trung bình khoảng 100cm, mực nước chân triều xuống thấp nhất vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 ở trong khoảng cao trình – 80cm so với mực nước biển. Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Sóc Trăng. Tuy nhiên sự truyền triều vào trong cũng gây một số khó khăn như đưa mặn vào nội địa khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn, kết hợp với triều cường thường gây ngập cho vùng cù lao. Điều này tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng.
Sông Mỹ Thanh nằm trọn trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng chảy qua các huyện: Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị và Mỹ Tú, sông tuy ngắn nhưng khá rộng, chiều rộng trung bình khoảng 200m, đoạn cửa sông khoảng 240 – 300 m, chiều sâu trung bình 11,5 – 14 m. Chế độ thủy văn sông Mỹ Thanh ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông, nước sông Hậu đổ về và chế độ mưa nội vùng. Sông chỉ có nước ngọt vào mùa mưa, bị xâm nhập mặn trong suốt mùa khô, sông có chức năng như là trục tiêu canh tác vào mùa mưa và đồng thời dẫn mặn xâm nhập vào đồng ruộng trong mùa khô. Đây là điều kiện để hình thành vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ với diện tích và tiềm năng lớn nếu được khai thác hợp lí và bền vững.
Trên các sông rạch lớn, dưới ảnh hưởng của sự truyền triều, các giá trị mực nước đỉnh, chân, biên độ đều giảm dần theo khoảng cách so với sông Hậu và biển Đông và hình thành 1 số điểm giáp nước trên kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kinh
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phụng Hiệp - Sóc Trăng,… tại đó biên độ thủy triều và tốc độ dòng chảy đều rất thấp.
Trong nội đồng do hệ thống kinh mương phân bố không đều, việc nạo vét hàng năm không thường xuyên nên sự truyền triều tiếp tục giảm mạnh và hình thành nhiều vùng giáp nước. Qua tính toán khả năng tưới tiêu, ngập úng cho thấy khả năng tưới tiêu tự chảy của Sóc Trăng khá lớn, tiết kiệm đáng kể chi phí xăng dầu trong việc bơm nước phục vụ sản xuất, ngập úng chủ yếu xảy ra ở vùng trũng 3 huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị và Ngã Năm, độ ngập tối đa 1,2m, thời gian ngập 2 - 3 tháng trong năm.
Chế độ mưa nội vùng
Chế độ mưa có tác động rất lớn đến dòng chảy kênh rạch nội vùng nhưng ảnh hưởng không lớn đến dòng chảy của sông chính. Các trận mưa đầu mùa có tác dụng tốt cho việc tiêu độc trong đồng ruộng. Mưa lớn và tập trung trong thời kì giữa và cuối mùa mưa, cùng với mực nước sông Hậu dâng cao gây ngập úng cho các khu vực trũng thấp, đáng kể là vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp có khoảng 6.000ha bị ngập úng với độ sâu 0,6 - 1m làm hạn chế khả năng tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng.
Với những diễn biến nguồn nước như trên, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nên 3 vùng sinh thái: ngọt - lợ - mặn rất thuận lợi để Sóc Trăng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững, hầu hết sản phẩm đều có năng suất, đặc biệt chất lượng là rất cao.
Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển đang có xu hướng dâng cao một cách từ từ.