Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp, cơ cấu GTSX phân theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn:

1.1.3.2 Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp, cơ cấu GTSX phân theo ngành

độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp

- Giá trị sản xuất nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm. GTSX nông nghiệp được tính theo giá thực tế và giá so sánh năm 1994.

- Cơ cấu GTSX nông nghiệp: được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ phận (trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.

Cơ cấu GTSX nông nghiệp tùy thuộc vào chiến lược phát triển và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên theo xu hướng chung, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng của trồng trọt.

Cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp hiện có sự chuyển dịch theo hướng:

Trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.Trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng có sự khác nhau

- Trong trồng trọt: giảm diện tích cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế cao (như lương thực), tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu, thực phẩm,…

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

- Trong chăn nuôi: đẩy mạnh chăn nuôi lợn, bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm, giảm số lượng các vật nuôi không mang lại hiệu quả kinh tế cao, rủi ro

Như vậy, chỉ tiêu GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành vừa phản ánh sự tăng lên về sản lượng nông nghiệp vừa thể hiện sự chuyển biến về mặt chất lượng của sự phát triển nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tốc độ này thường thấp hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệp và dịch vụ, bởi vì: nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, hàm chứa nhiều rủi ro; tiềm năng khai thác từ các yếu tố tự nhiên (như đất đai, nguồn nước) là có giới hạn; giá trị của các sản phẩm nông nghiệp thường thấp hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, để GTSX nông nghiệp tăng lên được 1% thì khó hơn rất nhiều so với mức tăng 5 – 6% của ngành công nghiệp hay dịch vụ.

Trong tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp

Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp

Trong nội bộ ngành trồng trọt thì tốc độ tăng trưởng cao thuộc về nhóm cây rau đậu, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)