Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 65)

5. Cấu trúc luận văn:

2.2. Đánh giá chung

Thuận lợi

- Sóc Trăng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú là tiền đề cơ bản cho nông nghiệp phát triển:

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

+ Vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Yếu tố khí hậu hết sức lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhờ nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào quanh năm, các yếu tố khí hậu khá ổn định theo thời gian và không gian, ít bị thiên tai bão lụt

+ Nguồn nước khá dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên phần lớn diện tích trong tỉnh, khả năng lợi dụng thủy triều tưới tự, tiêu chảy là rất lớn

+ Thổ nhưỡng giàu chất hữu cơ, đa số có tầng mặt tơi xốp, tầng mùn dày, hàm lượng mùn cao, độ phèn mặn trong đất đã được cải tạo đáng kể. Tiềm năng đất đai sản xuất nông nghiệp còn khá lớn, điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước phong phú, với vị trí địa lý thuận lợi Sóc trăng có các lợi thế để phát triển sản xuất các loại nông sản truyền thống được thị trường ưa chuộng như lúa gạo, hành tím, mía, một số loại trái cây...

+ Tài nguyên sinh vật khá đa dạng và phong phú, thích nghi cao với cả 3 vùng sinh thái ngọt, lợ và mặn, rất thuận lợi để phát triển 1 nền nông nghiệp đa dạng, với 1 số các sản phẩm chủ lực có năng suất, chất lượng rất cao như lúa gạo, hành tím, cây ăn trái đặc sản, tôm sú, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới

+ Thuộc vùng ĐBSCL nhưng Sóc Trăng ít bị ảnh hưởng về lũ và giông bão - Cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư cho nông nghiệp tạo sức bật mới cho sản xuất

- Thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, đang được triển khai ứng dụng sẽ tạo bước đột phá tăng về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

- Chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân tiếp tục đổi mới sẽ tạo động lực và thời cơ mới cho phát triển sản xuất: chính sách đất đai, đầu tư, khoa học công nghệ, chính sách an sinh xã hội.

So với các vùng trên cả nước, kể cả các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, lợi thế về tự nhiên của Sóc Trăng là rất cơ bản, hết sức thuận lợi cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp  Tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi, Sóc Trăng cũng có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp

+ Do có hai mùa mưa, nắng cho nên nhu cầu nước ngọt trong mùa khô khá căng thẳng, trong khi mùa mưa thì hơi bị thừa và phân bố mưa không đều nên vẫn có thời điểm hạn thiếu nước và có thời điểm mưa dài ngày gây ngập úng khá nghiêm trọng . Trong mùa khô, đặc biệt 3 tháng trọng điểm (3,4,5) thiếu hụt nước ngọt nghiêm trọng, kết hợp lượng bốc hơi cao, tốc độ gió mạnh khiến cho khoảng 40% diện tích không sản xuất được, còn trong 3 tháng cao điểm mùa mưa có khoảng 35- 40% diện tích ngập úng. Nhìn chung khả năng khắc phục thiếu nước và ngập úng ở các vùng trên còn rất hạn chế do hạ tầng thủy lợi còn thiếu đồng bộ. Thêm vào nữa, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng không theo quy luật nhất định, mùa mưa thường bị ảnh hưởng bão lụt, mưa dầm, mùa nắng bị xâm nhập mặn sâu, đã làm ảnh hưởng và thiệt hại đáng kể đến lúa, màu, cây ăn trái cả về diện tích, đặc biệt là ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.

+ Đất trong tỉnh phần lớn có độ PH trong đất tương đối thấp, ngoài ra còn 23,7% là đất nhiễm phèn, điều này đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát sinh phát triển của cây trồng vật nuôi.

+ Dịch cúm gia cầm tiếp tục đe dọa làm cho người chăn nuôi gia cầm trong tỉnh không những không phát triển chăn nuôi được, mà còn thiệt hại nghiêm trọng do không tiêu thụ được sản phẩm trứng, thịt gia cầm.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

+ Giá cả vật tư, phân bón, giá thức ăn gia súc gia cầm tiếp tục ở mức cao, làm cho chi phí cao, lợi nhuận tăng ít, dù giá bán tương đối cao.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, tuy đã được đầu tư khá lớn, nhưng khi thời tiết diễn biến ngày một phức tạp và so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, thì vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

+ Trình độ dân trí còn thấp

+ Công nghiệp chế biến còn nhỏ lẻ, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất còn thấp chưa có tác động tích cực đến phát triển sản xuất

+ Sóc Trăng ở xa các thị trường tiêu thụ nông sản lớn nên chi phí vận chuyển lớn, khó kêu gọi đầu tư. Mặt khác thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá cả bấp bênh, công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại còn làm được rất ít so với yêu cầu,…cũng là những trở ngại lớn cho nông nghiệp Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 65)