Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 27)

5. Cấu trúc luận văn:

1.1.2.3.Kinh tế-xã hội

 Dân cư, nguồn lao động

Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản.

+ Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…). Các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng đông dân, nhiều lao động. Không phải ngẫu nhiên, vùng lúa gạo được thâm canh cao nhất của nước ta lại xuất hiện ở đồng bằng sông Hồng. Các cây trồng, vật nuôi tốn ít công chăm sóc hơn có thể phân bố ở các vùng thưa dân.

Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng, mà còn cả về mặt chất lượng, như trình độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

trạng thể lực của người lao động... Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

+ Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm.

Chăn nuôi lợn ở các nước Nam Á và Trung Đông không phát triển, thậm chí không có như ở Bănglađet và Pakixtan do các quốc gia Hồi giáo không ăn thịt lợn. Ở Ấn Độ, một nước đa dân tộc và tôn giáo, ngành chăn nuôi lợn và bò cũng bị ảnh hưởng bởi tập quán kiêng ăn thịt bò của đạo Hinđu và không ăn thịt lợn của tín đồ Hồi giáo.

Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Á- Phi, dân số đông và tăng nhanh. Trong cơ cấu nông nghiệp luôn có sự mất cân đối. Tỷ trọng chăn nuôi rất nhỏ bé so với trồng trọt, vì lương thực sản xuất ra chủ yếu để dành cho người.

 Khoa học – công nghệ

Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH.

Các biện pháp kỹ thuật như điện khí hoá (sử dụng điện trong nông nghiệp và nông thôn), cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch), thủy lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hoặc áp dụng tưới tiêu theo khoa học), hoá học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hoá (áp dụng công nghệ sinh học như lai giống, biến đổi gien, cấy mô…) nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn về năng suất lao động. Ở các nước phát triển, bình quân một lao động nông nghiệp có thể sản xuất từ 8 đến 14 tấn lương thực, từ 1,5 đến 2,0 tấn thịt các loại, đủ nuôi sống cho 30 đến 80 người, trong khi đó ở các nước đang phát triển tương ứng chỉ là 1 tấn lương thực, 50 - 100 kg thịt, đủ cho nhu cầu 2 - 4 người. Rõ ràng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển còn rất hạn chế trong khi nông nghiệp là ngành kinh tế chính của các nước này. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đáng tự hào của Việt Nam. Việt Nam trở thành một nước mạnh về xuất khẩu nhiều lĩnh vực trong đó có đóng góp của nông nghiệp. Bên cạnh các yếu tố như đất, sự sáng tạo, cần cù của người nông dân thì yếu tố mới về giống, công nghệ, chế biến và bảo quản hết sức quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp... Việt Nam có điều kiện để phát triển nông nghiệp vì thế phải đặt mục tiêu trong giai đoạn 10 năm tới không chỉ là một nước mạnh mà còn phải phát triển bền vững về nông nghiệp.

Thực tế nhiều năm qua ngành nông nghiệp cũng khẳng định vai trò của khoa học công nghệ trong việc đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào việc đạt được những thành tựu của ngành trong thời gian vừa qua. Nhiều giống cây trồng vật nuôi mới đã được tạo ra, nhiều quy trình công nghệ được phát triển và ứng dụng trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nông sản ở các vùng sinh thái khác nhau. Đáng chú ý là chất lượng nguyên liệu và nông sản đã từng bước được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản xuất xứ Việt Nam tại thị trường nội địa và quốc tế.  Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra bước chuyển biến mới trong ngành nông nghiệp, đã và đang đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất tiên tiến - một dạng sản xuất kiểu công nghiệp. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng này là đưa nông nghiệp lên giai đoạn đại cơ khí, đẩy mạnh các quá trình liên kết, nâng cao vai trò của khoa học và biến nó thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

nghiệp. Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện giúp con người hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp.

 Thị trường

Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường tiêu thụ là yếu tố cơ bản tác động đến cơ cấu, quy mô và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển và ngược lại. Nhu cầu của thị trường quyết định hướng sản xuất nông nghiệp. Mọi biến động trên thị trường đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Thị trường cũng có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. Ở các nước trên thế giới, xung quanh các thành phố trung tâm công nghiệp lớn đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoại thành mà hướng chuyên môn hóa là sản xuất rau xanh, thịt, sữa, trứng, dù rằng có thể điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi. Điều đó chỉ có thể lí giải được bằng nhân tố thị trường tiêu thụ.

 Vốn

Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (như nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ), đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp…

 Chính sách

Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Chính sách khoán 10 ở Việt Nam từ năm 1988 là một thí dụ sinh động. Hộ nông dân được coi là một

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển sản xuất, được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư. Kinh tế hộ nông dân đã tạo đà cho việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có, sản xuất nông nghiệp nước ta tăng lên rõ rệt. Có thể nói chính sách khoán hộ đã tạo động lực cho tăng trưởng nông nghiệp trong những năm 90 của thế kỉ XX.

Ngoài ra các chương trình giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

 Bối cảnh trong nước và khu vực: không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành phát triển các vùng nông nghiệp chuên môn hóa.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 27)