5. Cấu trúc luận văn:
2.1.2.1 Địa hình và đất
Địa hình:
Địa hình Sóc Trăng tương đối bằng phẳng, đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh thuộc phần đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhánh sông Hậu là một dải cù lao với diện tích hàng trăm km2.
Địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo với độ cao trung bình từ 0.5 đến 1.0 m so với mực nước biển. Độ dốc trung bình 1,5 cm/km, vùng có cao độ từ 0,8 m trở lên khoảng 100.000 ha chiếm 30,2 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (330.945 ha), vùng cao độ từ 0,4 - 0,8 m khoảng 160.000 ha chiếm 48,3 %, vùng cao độ thấp trũng dưới 0,4 m chiếm 70.945 ha chiếm 11,5 %. Hướng dốc chính của địa hình từ ba phía là sông Hậu, Biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm. Do địa hình là lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía Nam huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị khó thoát nước bị ngập úng kéo dài. Về cơ bản có thể phân chia thành 3 vùng địa hình:
- Vùng địa hình trũng: có cao trình thấp từ 0 - 0,5 m tập trung ở phía Tây và ven kinh Cái Lân. Ở đây phần lớn đất bị nhiễm phèn, mùa mưa thường bị ngập úng nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong vùng.
- Vùng địa hình trung bình: phân bố không tập trung và bị phân chia bởi các giồng cát có cao trình trung bình từ 0,6 - 1,0 m, thường bị ngập khi triều cường. Vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có đê bao chống lũ.
- Vùng địa hình cao: có cao trình trung bình từ 1 - 1,2 m tập trung ven sông Hậu và kéo dài đến sông Mỹ Thanh trong phạm vi các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Kế Sách và thành phố Sóc Trăng . Đây là vùng ít bị ngập lũ và không úng lâu thuận lợi cho bố trí sản xuất, phân bố dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng.
Đất đai:
Tài nguyên đất của Sóc Trăng khá màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây thực phẩm.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Nhóm đất cát: có diện tích 8.491 ha chiếm 2,65 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố trên các giống cát chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và thành phố Sóc Trăng. Nhóm đất cát được hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển ở vùng cửa sông. Các dòng cát được hình thành tương đối cao từ 1,2 – 2 m. Thành phần cơ giới nhẹ chủ yếu là cát mịn đến cát pha thịt. Đất được khai thác trồng rau màu và cây lâu năm.
Nhóm đất phù sa: có diện tích 6.372 ha chiếm 2 % gồm 3 loại đất chủ yếu trong đó là đất phù sa đốm rỉ, đất phù sa glây và đất phù sa trung tính. Nhóm đất này phần lớn nằm ven sông Hậu thuộc khu vực huyện Kế Sách, một phần phía Bắc huyện Long Phú, Mỹ Tú. Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét pha thịt nên thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ, cây ăn trái đặc sản, cây công nghiệp. Nhìn chung đất đai phần lớn được khai thác để đưa hết vào gieo trồng.
Nhóm đất glây: có diện tích 1.076 ha chiếm 0,3 %, phân bố nhiều ở huyện Kế Sách, đất có tính chua có tầng sét dày. Đối với với loại đất này phải chống chua và cải tạo thành phần cơ giới để đưa vào sử dung có hiệu quả trong nông nghiệp.
Nhóm đất mặn: có diện tích 158.547 ha chiếm 49,5 % phân bố ở huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị,…Vào mùa khô đất bị xâm nhập mặn chiếm đến 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh.
Nhóm đất mặn được chia ra các loại sau:
Đất mặn ít và trung bình: thành phần cơ giới chủ yếu là đất sét trung bình đến sét nặng thích hợp cho việc trồng lúa.
Đất mặn nhiều: thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét, hiện nay được sử dụng vào việc nuôi tôm và trồng lúa một vụ hoặc chuyên canh tôm hoặc canh tác một vụ tôm một vụ lúa.
Đất mặn sú vẹt đước: tập trung ở bờ biển thuộc hai huyện Long Phú, Vĩnh Châu. Đất có tính chất mặn thường xuyên và bị ngập triều vì vậy thích hợp cho việc trồng các loại cây chịu được ngập mặn như: mắm, đước, vẹt, bần, dừa nước… Các loại cây này tuy có giá trị không cao nhưng là loại cây chắn sóng và lấn biển tuyệt vời. Hiện nay đất này dùng để nuôi tôm.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Nhóm đất phèn: có diện tích 75.823 ha chiếm 23,7 % phân bố chủ yếu ở vùng trũng 3 huyện là Mỹ Tú, Thạnh Trị và Ngã Năm. Đất phèn là nhóm đất có vấn đề nghiêm trọng bởi ngoài tác hại do các chất độc phèn nhóm đất phèn còn bị nhiễm mặn nên gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vào sản xuất.
Nhóm đất nhân tác: có diện tích 46.146 ha chiếm 14,4 %, phân bố trên địa bàn toàn tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú.
Hầu hết đất đai ở Sóc Trăng có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét thường > 40 %), giàu chất hữu cơ, đa số có tầng mặt tơi xốp, tầng mùn dày >30 cm, hàm lượng mùn cao, lân tổng số từ nghèo đến trung bình (0,05 - 0,1 %), lân dễ tiêu nghèo (<5 mg/100g đất), kali tổng số trung bình (1 - 1,5 %), kali dễ tiêu trung bình (15-30 mg/100 g đất), hàm lượng cation trao đổi kiềm trong đất trung bình, dung tích hấp thụ từ trung bình đến khá (CEC = 13 - 19 mc/100 g đất)
Nhìn chung đất thổ nhưỡng của Sóc Trăng là rất màu mỡ, đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, độ PH trong đất hơi thấp (hơi chua) song nhờ kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất của nông dân, đặc biệt từ sau giải phóng (30/4/1975) đến nay nhờ quan tâm đầu tư công trình thủy lợi nên lượng phèn trong đất đã giảm đáng kể, hệ số quay vòng đất, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi đã tăng nhanh chóng.
- Hiện trạng sử dụng đất
Hình 2.1 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010 (%)
62.9 3.2
16.5 8.8
8.6 Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất ở và đất chuyên dùng Đất khác và đất chưa sử dụng
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa