5. Cấu trúc luận văn:
2.3.1.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (2000 – 2010)
Trong cơ cấu GTSX khu vực nông - lâm - thủy sản thì nông nghiệp luôn chiếm vị trí chủ đạo, mặc dù tỉ trọng có giảm đi nhường chỗ cho thủy sản.
Bảng 2.3 GTSX nông nghiệp và tỉ trọng của nó trong GTSX nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2000 – 2010
Chỉ tiêu Năm 2000 2005 2009 2010
GTSX nông - lâm - thủy sản (tỉ đồng) giá thực tế
GTSX nông nghiệp (tỉ đồng) % so với nông - lâm - thủy sản
5093,6 3586,8 70,4 10470,0 5897,4 56,3 21824,6 13115,0 60,1 29038,7 18724,2 64,5
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010
GTSX nông – lâm – thủy sản tăng liên tục giai đoạn 2000 – 2010 từ 5093,6 tỉ đồng năm 2000 lên 29038,7 tỉ đồng năm 2010 ( tăng 23945,1 tỉ đồng).
Tuy tỉ trọng đóng góp trong GTSX nông – lâm – thủy sản giảm từ 70,4% năm 2000 xuống 64,5% năm 2010 (giảm 5,9%) nhưng GTSX nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tăng dần qua các năm từ 3586,8 tỉ đồng năm 2000 lên 18724,2 tỉ đồng năm 2010 (tăng 15137,4 tỉ đồng)
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Hình 2.4 Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành giai đoạn 2000 – 2010
Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành ta thấy tỉ trọng ngành trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm còn tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên tuy nhiên không đều qua các năm. Cụ thể tỉ trọng ngành trồng trọt giảm không liên tục giai đoạn 2000 - 2010 từ 87,7% năm 2000 xuống 85,9% năm 2002 đến 2005 tăng lên 86,5% sau đó giảm liên tục đến 2009 còn 82%, năm 2010 lại tăng lên 87,1%. Tỉ trọng ngành chăn nuôi cũng tăng không liên tục vào giai đoạn trên từ năm 2000 đến 2002 tăng từ 9% lên 10,7%, 2005 giảm xuống còn 9,9%, 2009 tăng lên 15,1% và 2010 giảm xuống còn 10,6%. Tỉ trọng nông nghiệp có tăng chút ít giai đoạn 2000 – 2005 (từ 3,3% lên 3,6%) nhưng sau đó lại giảm còn 2,3% năm 2010.
2.3.2. Các ngành nông nghiệp
2.3.2.1. Trồng trọt:
Trồng trọt là ngành kinh tế chủ chốt trong ngành nông nghiệp tỉnh, với ưu thế về đất đai , khí hậu và nguồn nước, Sóc Trăng có điều kiện phát triển đa dạng các loại cây trồng. Cơ cấu cây trồng trong tỉnh gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và một số loại cây trồng khác. Trong đó cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất về GTSX và diện tích gieo trồng. Về GTSX, năm 2010 cây lương thực chiếm 66,4%, kế đến là cây thực phẩm chiếm 12,9%, cây lâu năm
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
trong đó chủ yếu là cây ăn quả: 13%, cây công nghiệp hàng năm 6,6% và các loại cây khác chiếm 1,1%
Bảng 2.4 GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 – 2010 (giá so sánh 1994, tỉ đồng) Năm Tổng số (tỉ đồng) Chia ra (%) Cây lương thực có hạt Cây lấy bột có củ
Rau đậu Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây khác 2000 2005 2009 2010 3138,1 3470,0 3948,0 4330,6 75,1 68,7 66,0 66,4 0,3 0,5 0,6 0,5 5,6 10,6 13,2 12,9 6,3 6,3 6,4 6,6 3,4 12,4 13,3 13,0 0,7 1,5 0,5 0,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010
Từ năm 2000 - 2010 trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thiên tai và những biến động phức tạp về thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn, sâu bệnh hại gia tăng, giá cả phân bón và các loại vật tư nông nghiệp tăng cao và không ổn định, áp lực cạnh tranh về chất lượng nông sản,... đã gây nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất trồng trọt, nhưng được sự quan tâm thường xuyên của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, các Bộ, Ngành trung ương và các địa phương, một số chính sách mới được ban hành, các chương trình, dự án và hợp tác quốc tế tiếp tục được triển khai,... nên trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung tiếp tục có bước phát triển tương đối toàn diện và ổn định.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Bảng 2.5 Diện tích các loại cây trồng tỉnh Sóc Trăng (2000 – 2010)
Năm Tổng diện tích (nghìn ha) Chia ra Cây lương thực có hạt Lúa Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây thực phẩm Cây ăn quả Cây khác 2000 443,8 375,4 370,4 11,6 4,9 16,6 13,8 21,5 2005 407,2 324,4 321,6 12,3 3,1 26,9 22,4 18,1 2009 431,8 338,5 334,6 13,8 3,1 34,5 25,6 16,3 2010 451,5 353,8 350,0 14,8 3,0 37,2 26,2 16,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010
- Cây lương thực
Kinh tế Sóc Trăng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với lương thực là cây trồng chính. Cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu diện tích cây trồng và GTSX . Năm 2010, cây lương thực có hạt toàn tỉnh chiếm 66,4% GTSX và 78,4% diện tích gieo trồng. Về cơ cấu cây lương thực gồm có cây lúa, ngô và các cây chất bột có củ. Năm 2010 cây lúa chiếm 98,9% diện tích và 99,3% sản lượng lương thực.
Trong vòng 10 năm diện tích và sản lượng cây lương thực có sự thay đổi. Năm 2010 diện tích gieo trồng lương thực đã giảm 21,6 nghìn ha so với năm 2000 chủ yếu là giảm diện tích kém hiệu quả ở vùng mặn, vùng trũng phèn. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng tràm hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đề ra. Sản lượng lương thực trong giai đoạn này lại tăng 356,3 nghìn tấn. Đạt được kết quả này là do nổ lực của ngành nông nghiệp trong công tác khuyến nông, tiến hành thâm canh tăng vụ, nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi,…
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Bảng 2.6 Diện tích, sản lượng và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người giai đoạn 2000 - 2010
Năm
Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010
Tổng diện tích cây lương thực có
hạt (nghìn ha) 375,4 324,4 338,5 353,8 Trong đó: lúa 370,4 321,6 334,6 350,0 Ngô 2,7 2,8 3,9 3,7 Tổng sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 1624,6 1643,7 1795,3 1980,9 Trong đó: lúa 1618,0 1634,2 1780,4 1966,6 Ngô 6,6 9,5 14,9 14,3 Sản lượng lương thực có hạt bình
quân đầu người (kg/người) 1361,0 1306,0 1388 1503
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010
Các huyện dẫn đầu về diện tích và sản lượng lương thực có hạt năm 2010 là Trần Đề (51,2 nghìn ha và 284,0 nghìn tấn), Mỹ Tú (50,3 nghìn ha và 278,9 nghìn tấn), Thạnh Trị (47,3 nghìn ha 279,6 nghìn tấn) Long Phú (45,1 nghìn ha và 267,5 nghìn tấn) và Châu Thành (43,6 nghìn ha và 243,3 nghìn tấn),…
Nhìn chung sản lượng lương thực có hạt bình quân theo đầu người toàn tỉnh rất cao và tăng lên qua các năm, từ 1361 kg/người năm 2000 lên 1503 kg/người năm 2010. Với mức này gấp 2,9 lần mức trung bình cả nước và gấp 1,2 lần toàn vùng ĐBSCL, đứng 5/63 tỉnh cả nước. Một số huyện có sản lượng bình quân lương thực đầu người cao là: Thạnh Trị (3248 kg/người), Ngã Năm (2631 kg/người), Mỹ Tú (2606 kg/người) và Châu Thành (2400 kg/người)
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Cây lúa
Sóc Trăng là một trong các tỉnh trọng điểm về sản xuất lương thực của cả nước và ĐBSCL. Trong cơ cấu cây lương thực thì cây lúa chiếm ưu thế tuyệt đối (chiếm 98,9% diện tích cây lương thực và 99,3% sản lượng lương thực) (2010)
Tuy nhiên, nhu cầu đất trồng lúa trong những năm qua và trong thời gian tới có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân tác động, diện tích gieo trồng lúa đã giảm từ 370,4 nghìn ha (năm 2000) xuống 321,6 nghìn ha (năm 2005), giảm 48,8 nghìn ha, chủ yếu là giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở vùng mặn, vùng trũng phèn chuyển sang nuôi thủy sản và trồng cây khác có giá trị. Sau đó diện tích gieo trồng lúa có tăng lên và đến năm 2010 đạt 350,0 nghìn ha.
Năng suất lúa tăng ổn định và nhanh, năm 2000 năng suất bình quân là 43,7 tạ/ha, đến năm 2005 là 50,8 ta/ha, và đạt 55,4 tạ/ha năm 2010, đứng thứ 4 vùng ĐBSCL và 18/63 tỉnh, thành phố cả nước.
Sản lượng lúa luôn giữ ổn định ở mức 1,6 triệu tấn. Đến năm 2010 mặc dù diện tích gieo trồng đã giảm nhưng do năng suất tăng, nên sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn, đứng thứ 5 vùng ĐBSCL và 5/63 tỉnh, thành phố cả nước.
Đặc biệt từ năm 2002 nông nghiệp Sóc Trăng rất quan tâm mở rộng diện tích lúa đặc sản để nâng cao giá trị lúa, gạo, năm 2001 toàn tỉnh có 100 ha lúa đặc sản, thì năm 2005 toàn tỉnh đã sản xuất được 23,3 nghìn ha, và đến nay được gần 45 nghìn ha, tăng 44470 ha. Đây là bước phát triển về chất trong cơ cấu sản xuất lúa trong những năm qua.
Những năm gần đây diện tích gieo trồng lúa vụ Đông xuân và vụ Mùa tăng do nông dân ở vùng nuôi tôm không bỏ trống diện tích gieo trồng lúa trên nền đất tôm lúa như trước đây mà lấp lại bằng một vụ lúa nhằm luân canh đất, cải tạo môi trường cho nuôi tôm vụ sau có hiệu quả.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Bảng 2.7 Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Sóc Trăng (2000 – 2010)
Năm Diện tích ( nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Tổng số Lúa Đông xuân Lúa Hè thu
Lúa mùa Tổng số Lúa Đông xuân Lúa Hè thu Lúa mùa 2000 370,4 132,0 171,3 67,1 1618,0 640,6 737,0 240,4 2005 321,6 136,0 154,4 31,2 1634,2 752,5 764,1 117,6 2009 334,6 138,6 169,1 26,9 1780,4 811,8 852,2 116,4 2010 350,0 139,6 188,6 21,8 1966,6 872,4 995,1 99,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010
Nhìn chung, trong những năm qua Sóc Trăng sản xuất lúa đã phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm giảm (do những năm gần đây cùng với tiến trình CNH và quá trình đô thị hóa, đất trồng lúa ngày càng giảm do phải dành diện tích cho phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị, đồng thời một phần chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây khác có giá trị hơn), nhưng năng suất, sản lượng vẫn liên tục tăng, an ninh lương thực được đảm bảo nhờ trình độ thâm canh của nông dân ngày càng tăng, áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp (giống lúa mới, mô hình mới, kĩ thuật mới…). Trung bình mỗi năm sản lượng lúa đạt hơn 1,6 triệu tấn, Sóc Trăng đã trở thành một trong những tỉnh có sản lượng lúa lớn của vùng ĐBSCL, góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực của cả nước.
Về phân bố, cây lúa có mặt ở khắp các huyện trong tỉnh Sóc Trăng, trong đó trồng nhiều nhất là ở các huyện Trần Đề (51,1 nghìn ha), Mỹ Tú (49,9 nghìn ha), Thạnh Trị (47,2 nghìn ha), Long Phú (44,7 nghìn ha) và Châu Thành (43,4 nghìn ha). Đây cũng là những huyện sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng và mang về sản lượng lương thực đáng kể cho tỉnh.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Bảng 2.8 Diện tích và sản lượng lúa phân bố theo huyện thị (2000 – 2010) (Đơn vị: diện tích :nghìn ha; sản lượng: nghìn tấn)
Năm Đơn vị 2000 2005 2010 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng TOÀN TỈNH 370,4 1618,0 321,6 1634,2 350,0 1966,6 TP Sóc Trăng 9,1 42,0 8,2 43,3 9,4 49,8 H. Châu Thành - - - - 43,4 242,9 H . Kế Sách 45,3 225,6 43,2 227,2 36,7 204,9 H. Mỹ Tú 80,6 355,3 90,1 444,4 49,9 278,0 H. Cù Lao Dung - - 0,1 0,6 0,2 0,9 H. Long Phú 53,4 269,2 48,0 263,6 44,7 265,7 H. Mỹ Xuyên 64,0 267,6 50,1 236,3 28,1 137,2 H. Ngã Năm - - 36,3 184,8 36,0 210,8 H. Thạnh Trị 95,9 385,0 42,8 226,1 47,2 279,4 H. Vĩnh Châu 22,0 73,3 2,6 7,9 3,3 13,3 H. Trần Đề - - - - 52,0 283,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010
Sóc Trăng hiện là tỉnh đứng hàng thứ 5 vùng ĐBSCL và cả nước về diện tích, sản lượng lúa sau Kiên Giang, An Giang, Long An và Đồng Tháp.
Đặc điểm nổi bật trong sản xuất lúa ở Sóc Trăng từ 2000 đến nay là giảm mạnh diện tích gieo cấy trên các giống lúa cũ và nhân nhanh các giống lúa mới (lúa thơm ST3, ST5) đã mang lại thành công đáng kể cho nông nghiệp tỉnh nhà. Hiện
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
nay diện tích gieo trồng lúa đặc sản không ngừng tăng lên và gạo thơm Sóc Trăng trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên cả nước.
Bên cạnh đó cây màu lương thực cũng đóng vai trò quan trọng đối với ngành trồng trọt trong việc tận dụng đất đai, xen canh gối vụ và nâng cao hệ số sử dụng đất. Cây màu lương thực còn đáp ứng một phần về nhu cầu lương thực cho nhân dân và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi cũng như nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cây màu lương thực chiếm tỉ lệ nhỏ về diện tích và sản lượng lương thực toàn tỉnh. Cây màu được trồng phân tán khắp tỉnh. Trong số các loại cây màu thì cây bắp, cây khoai lang, cây khoai mì (sắn) là quan trọng nhất do thời gian sinh trưởng ngắn nên rất thích hợp trồng xen canh luân vụ với các loại cây trồng khác.
Cây bắp (ngô)
Cây bắp là cây quan trọng nhất trong các loại cây màu lương thực (chiếm 8,3% diện tích cây màu lương thực năm 2010) vừa cung cấp thức ăn cho người vừa là nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi. Bắp được trồng nhiều trên các bãi bồi ven sông, trồng xen đất lúa, trên đất trồng cây công nghiệp hàng năm. Diện tích, năng suất và sản lượng bắp nhìn chung ngày một tăng.
Diện tích bắp năm 2000 đạt 2,7 nghìn ha đến năm 2010 đạt 3,7 nghìn ha tăng 1 nghìn ha sau 10 năm, sản lượng bắp cũng tăng 7,6 nghìn tấn từ 6,7 nghìn tấn năm 2000 lên 14,3 nghìn tấn năm 2010. Năng suất không ngừng tăng từ 24,7 tạ/ha (2000) tăng lên 38,3 tạ/ha (2010). Bắp được trồng nhiều, diện tích lớn và sản lượng cao tại các huyện: Cù Lao Dung 2,0 nghìn ha đạt 9,7 nghìn tấn, Long Phú 4,5 nghìn ha đạt 1,8 nghìn tấn, Mỹ Tú 4,2 nghìn ha đạt 0,9 nghìn tấn (2010). Sản lượng bắp của 3 huyện này chiếm 86,0% sản lượng toàn tỉnh, riêng Cù Lao Dung đã chiếm 67,1% sản lượng bắp toàn tỉnh, dẫn đầu về năng suất bắp toàn tỉnh (48,5 tạ/ha) chủ yếu là trồng bắp lai và bắp nếp xen canh trên đất lúa.Tuy nhiên người dân cho rằng trồng bắp cực công, thu hoạch bán cũng khó, nếu dự trữ dễ bị mốc. Bắp là cây trồng có nhu cầu nước không cao, thích hợp vùng đất giồng cao nên mùa thuận vẫn là vụ xuân hè, mùa khô hạn.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Cây khoai lang
Cây khoai lang cũng là cây trồng chủ yếu trong nhóm cây màu lương thực đứng thứ 2 sau bắp. Năm 2010, cây khoai lang chiếm 5,7% trong cơ cấu cây màu lương thực và 5,9% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh.
Khoai lang là cây ngắn ngày, ưu khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi nhiều ánh sáng, không kén đất, thích hợp đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, dễ thoát nước. Tương đối dễ tính, khoai lang được trồng luân canh với cây công nghiệp hàng năm hoặc trên đất lúa, diện tích trồng cơ bản ngày một tăng năm 2000 toàn tỉnh có 1,5 nghìn ha đất trồng khoai lang sản lượng 14,0 nghìn tấn đến năm 2005 giảm xuống còn 1,4 nghìn ha với sản lượng 14,6 nghìn tấn nhưng đến 2010 tăng lên 2,9 nghìn ha với sản lượng 30,6 nghìn tấn. Năng suất khoai lang cũng không ngừng cải thiện từ 96,40 tạ/ha năm 2000 đến năm 2010 đạt 118,8 tạ/ha. Hiện nay người dân rất ưu chuộng giống khoai lang nhật vì năng suất cao (2,5 – 4 tấn/công) và dễ trồng nên có xu hướng chuyển sang trồng 1 vụ lúa 2 vụ khoai. Các huyện trồng nhiều khoai lang: Cù Lao Dung 1,3 nghìn ha, Thạnh Trị 0,4 nghìn ha, Vĩnh Châu 0,3 nghìn ha.
Cây khoai mì (sắn)
Khoai mì là cây có khả năng chịu hạn, thích hợp với nhiều loại đất miễn sao tơi xốp, thoát nước. Khoai mì giữ đất gần 1 năm, có ít điều kiện luân canh với cây