Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 34)

5. Cấu trúc luận văn:

1.1.3.5Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh

Theo nhà Địa lí Nga K.I.Ivanov: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật công nghệ hiện đại sử dụng có hiệu

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

Có nhiều hình thức TCLTNN với những đặc trưng khác nhau. Đối với cấp tỉnh phổ biến nhất có các hình thức TCLTNN là: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông nghiệp.

Hộ gia đình (nông hộ)

Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại của gia đình. Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam.

Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình: sản xuất chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình, ít có quan hệ với thị trường; quy mô đất đai nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông; quy mô vốn nhỏ, chủ yếu được trích từ tiết kiệm trong thu nhập ít ỏi của gia đình, mức tích luỹ thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất; kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, mang nặng tính truyền thống; chủ yếu sử dụng lao động gia đình.

Hộ gia đình tuy là hình thức TCLTNN ở trình độ thấp, nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình là đơn vị cơ sở trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, và đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại, thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn - nông thôn sản xuất hàng hoá.

Trang trại: Trang trại là thuật ngữ gọi tắt của trang trại nông nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Trang trại là hình thức phát triển cao hơn của nông hộ.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Sự hình thành trang trại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình CNH. Sự phát triển của ngành công nghiệp đặt ra nhu cầu lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp và đó là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá mà trang trại là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thích hợp. CNH càng cao thì kinh tế trang trại càng phát triển.

Các đặc điểm cơ bản của trang trại bao gồm: Mục đích sản xuất là nhằm tạo ra nông sản hàng hoá theo nhu cầu thị trường; quy mô sản xuất tương đối lớn, tuỳ theo tính chất và loại hàng hoá nông sản mà nó sản xuất và khác nhau giữa các nước cũng như giữa các vùng trong từng nước. Phần lớn các trang trại đều có thuê, mướn lao động, có thể là thường xuyên hoặc theo thời vụ…

Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)

HTXNN là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những đặc điểm cơ bản của HTXNN: HTXNN là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ, nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh. HTXNN được thành lập dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và mỗi xã viên đều có quyền bình đẳng. Mục đích kinh doanh của HTX là nhằm cung cấp dịch vụ cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng tuân theo nguyên tắc tái sản xuất mở rộng.

Các HTX nông nghiệp hiện nay chủ yếu là các HTX dịch vụ kinh tế - kỹ thuật (như: tín dụng, cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ thú y, cơ khí nông nghiệp…)

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Vùng chuyên canh:

Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tương đối phổ biến ở các nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ sản xuất nhất định hoạt động sản xuất có sự tập trung cao độ với quy mô lớn được đầu tư trên cơ sở thâm canh, chuyên môn hóa một (hoặc một vài) loại nông phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao về KT - XH.

Vùng chuyên canh có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Mức độ tập trung hóa đất đai rất lớn trên một lãnh thổ nhất định, thuận lợi cho phát triển một vài cây trồng, vật nuôi nào đó.

- Chuyên môn hóa sản xuất ở trình độ cao

- Sản xuất được tiến hành gắn với thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ. - Hình thức sản xuất tại các vùng chuyên canh là hộ gia đình và trang trại.  Tiểu vùng nông nghiệp

- Tiểu vùng nông nghiệp là một lãnh thổ có quy mô tương đối lớn có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng

- Có một vài sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng Đây là hình thức phù hợp và phổ biến đối với cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 34)