5. Cấu trúc luận văn:
2.1.3.2 Khoa học – công nghệ
Với đội ngũ chuyên môn ngày càng được tăng cường cả về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ tỉnh đến huyện, xã và đội ngũ công tác viên tham gia đông đảo, đến nay công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng tiến bộ, đã góp phần quan trọng vào việc làm tăng diện tích gieo trồng, năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Chuyển giao về giống, đến năm 2010 nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao từ Viện,1 số dự án hợp tác Quốc tế đã được nhập, khảo nghiệm, sản xuất thử và đại trà trên địa bàn toàn tỉnh, điển hình là các giống lúa, mía, bò, heo, gia cầm, tôm nước lợ chất lượng cao đang sử dụng khá phổ biến . Đến năm 2010 có 70% giống lúa chất lượng cao, 80% giống mía mới, 67% giống bò lai, trên 90% giống heo cao sản, 60% giống tôm sú đạt chất lượng đã được áp dụng phần tăng đáng kể năng suất, chất lượng . Bên cạnh đó vẫn còn một số giống phục vụ phát triển cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày chưa được quan tâm nhiều nên còn hạn chế về năng suất, nguồn vốn phục vụ chương trình giống còn thấp, mới đáp ứng khoảng 40% so nhu cầu, quản lý nhà nước về giống còn hạn chế, gây nhiều khó khăn cho nông dân.
Công tác khuyến nông, khuyến ngư đã được quan tâm tập trung mạnh, hàng năm công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật đã thực hiện được 300 - 500 cuộc/năm, bình quân 40 - 50 người/cuộc, xây dựng mô hình trình diễn 300 - 400 điểm/năm, hội thảo 35 - 40 cuộc/năm, thực hiện khuyến nông trên phương tiện phát thanh, truyền hình mỗi tuần hai buổi, hàng ngàn áp phích, tờ bướm v.v. đã góp phần không nhỏ nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó cũng cần cải tiến nội dung, phương pháp…để lôi cuốn nông dân tự nguyện tham gia và tiếp thụ tốt nội dung chương trình .
Công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi rất được quan tâm và tập trung mạnh vào công tác dự tính, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thú y, tổ chức phòng trừ dịch bệnh, nhờ đó mà đã hạn chế được đáng kể dịch bệnh trên địa bàn
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
tỉnh . Hạn chế hiện nay là chưa quản lý tốt chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón