Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 43)

5. Cấu trúc luận văn:

1.2.2. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở ĐBSCL

Là vùng trọng điểm số một về sản xuất lương thực, thực phẩm, những bước tiến của ngành nông nghiệp ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế toàn vùng mà còn có tác động không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước. Giá trị sản xuất tăng nhanh từ 40625,1 tỉ đồng (giá so sánh 1994) năm 2000 lên 56078,8 tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp 1,4 lần), chiếm 31,1% GTSX nông nghiệp cả nước. Cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng ít có sự biến động, trong đó ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế với trên 77,0%, ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhẹ, hiện chiếm gần 16,0%, tỉ trọng dịch vụ cao hơn các vùng khác ở mức 6 – 7%.

- Trồng trọt là ngành có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng dựa trên lợi thế về khí hậu, đất và nguồn nước. Trong đó, cây lúa vẫn là cây chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hoá lớn nhất của vùng, chiếm 99,1 diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt 52,8% diện tích và 54,3% sản lượng cả nước; bình quân thóc trên đầu người đạt 1260 kg năm 2010 (gấp 2,5 lần mức trung bình cả nước). ĐBSCL là vùng xuất khẩu gạo chủ yếu với 90% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 3 – 4 triệu tấn/năm (tương đương 3 tỉ USD).

Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng lúa các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2010

Tỉnh

Diện tích Sản lượng

Nghìn ha % Nghìn tấn %

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Long An 470,7 11,9 2275,8 10,6 Tiền Giang 243,5 6,1 1317,1 6,1 Bến Tre 80,2 2,0 367,6 1,7 Trà Vinh 232,7 5,9 1156,0 5,4 Vĩnh Long 170,0 4,3 923,1 4,3 Đồng Tháp 465,1 11,7 2783,1 12,9 An Giang 590,1 14,9 3592,4 16,2 Kiên Giang 641,0 16,1 3485,1 16,2 Cần Thơ 209,4 5,3 1189,6 5,5 Hậu Giang 210,6 5,3 1088,0 5,0 Sóc Trăng 350,0 8,8 1939,0 9,0 Bạc Liêu 168,7 4,2 849,1 3,9 Cà Mau 138,5 3,5 503,9 2,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010)

Cây công nghiệp hằng năm chủ yếu là cây mía, đay, dứa, cói,… Trong đó, cây mía có diện tích (57,5 nghìn ha) và sản lượng (4715,3 nghìn tấn) đứng đầu cả nước với các chỉ số tương ứng là 21,6% và 29,6%.

Dừa là cây công nghiệp lâu năm truyền thống của vùng ĐBSCL, diện tích trồng dừa 117,8 nghìn ha (84% cả nước), trồng nhiều ở Bến Tre, Trà Vinh

Cây ăn quả: cùng với cây lương thực, là thế mạnh nổi bật của vùng với diện tích 285,8 nghìn ha năm 2010, chiếm 36,8% diện tích cả nước, được trồng nhiều

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

nhất ở vùng ven sông Tiền, sông Hậu. Tập đoàn cây ăn quả rất phong phú trong đó đứng đầu cả nước là cam, chanh, quýt, chuối, xoài, nhãn, bưởi,…. Các sản phẩm nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh Bến Tre, xoài cát Hòa Lộc, quýt đường Sa Đéc, vú sữa Lò Rèn,…

- Ngành chăn nuôi: chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL. Các vật nuôi chính là lợn, bò lấy thịt, gia cầm,…Hình thức nuôi chủ yếu là theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, nguồn vốn ít.

Trong giai đoạn 2000 – 2010, số lượng đàn gia súc, gia cầm của vùng có nhiều biến động phức tạp. Số lượng đàn trâu giảm do nhu cầu sức kéo, cày đã được thay thế bằng máy móc. Đàn bò tiếp tục tăng với tốc độ khá nhanh, từ 197.2 nghìn con năm 2000 lên 691,1 nghìn con năm 2010. Số lượng đàn lợn có tăng nhưng tốc độ chưa cao, từ 2976,6 nghìn con năm 2000 lên 3798,8 nghìn con năm 2010, tăng 1,28 lần trong cả thời kì. Đàn gia cầm của vùng đạt 60,7 triệu con chiếm tới 20,2% cả nước, chủ yếu là gà, vịt, ngan, ngỗng.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH

SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)