Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ:

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 123)

5. Cấu trúc luận văn:

3.2.3 Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ:

Để nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, độ đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần giảm chi phí sản xuất, giá thành, tăng giá trị sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và thu nhập cho nông dân

+ Đẩy mạnh chuyển giao về giống : với mục tiêu đến năm 2020 có thể cung cấp giống xác nhận, giá rẻ, sạch bệnh cho hầu hết nông dân trong tỉnh, để làm được điều này thì trước hết là tăng cường hợp tác Viện, hình thành hệ thống kết nối giữa nghiên cứu, khảo nghiệm sản xuất và cung ứng các loại giống chủ lực, giống mới trên địa bàn tỉnh, nâng cấp, duy trì và mở rộng mạng lưới sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, mạng lưới gieo tinh nhân tạo… tập huấn quy trình sản xuất

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

giống tại nông hộ… triển khai thực hiện một số chính sách trong một số lĩnh vực cần thiết như hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ lãi suất, không đánh thuế kinh doanh giống, đào tạo nhân lực… từng bước nâng cao vai trò Nhà nước trong công tác quản lý giống

+ Đẩy mạnh và cải tiến nội dung, phương pháp công tác khuyến nông, khuyến ngư : Tiếp tục củng cố đội ngũ làm công tác khuyến nông, khuyến ngư để thực sự là bạn của nhà nông trong thời kỳ hội nhập, quan tâm hơn mạng lưới khuyến nông cấp xã và đội ngũ cộng tác viên ổn định thông qua một số chính sách hợp lý để khuyến khích họ làm việc tốt, ổn dịnh lâu dài . Mở rộng quy mô, nội dung trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng mô hình sản xuất, tham quan học tập, xúc tiến thị trường… Khuyến khích các hoạt động dịch vụ tư vấn cho đối tượng có nhu cầu cao.

+ Đẩy mạnh công tác Bảo vệ cây trồng, vật nuôi: tiếp tục củng cố đội ngũ làm công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi, xây dựng mạng lưới đến tận cơ sở và hoạt động thường xuyên để làm tốt công tác dự tính, dự báo, phát hiện dịch bệnh và đưa ra biện pháp phòng trị kịp thời . Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh các chương trình lớn chuyên ngành như: Chương trình IPM trên cây trồng, Chương trình “3 giảm, 3 tăng” trên lúa, Chương trình VietGAP, HACCP, Chương trình tiêm phòng, điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng, xây dựng vùng an toàn dịch.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)