Củng cố, hoàn thiện CSHT và CSVCKT phục vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 121)

5. Cấu trúc luận văn:

3.2.2 Củng cố, hoàn thiện CSHT và CSVCKT phục vụ nông nghiệp

Trên cơ sở kế thừa hệ thống công trình đã có, tiếp tục nâng cấp công trình đầu mối, ưu tiên đầu tư chiều sâu để phát huy hiệu quả toàn hệ thống và đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, các công trình chính cần đầu tư là : thủy lợi, giao thông, điện, trạm trại nông nghiệp, mạng lưới chợ nông sản hàng hóa v.v. theo tinh thần Quyết định 1980/QĐHC-CTUBND, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 16131tỷ đồng phân ra giai đoạn 2011-2015 : 7.555 tỷ, 2016-2020 : 5.326 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp 2.210 tỷ đồng, vốn dân 1.040 tỷ đồng còn lại là vốn ngân sách.

Các mục tiêu đầu tư chủ yếu vào hạ tầng phục vụ sản xuất:

+ Thủy lợi : tiếp tục đầu tư các công trình từ đầu mối đến cấp 2 trên 7 vùng dự án thủy lợi lớn của tỉnh theo hướng nâng cấp là chính, như : đê cấp 1, nạo vét các trục kinh cấp 1 và cấp 2, tập trung ưu tiên đầu tư cho công trình nội đồng : kinh mương, bờ bao, cống bọng nhỏ để chủ động hoàn toàn nguồn nước tưới, tiêu, trọng tâm ưu tiên là vùng quy hoạch lúa và vùng nuôi tôm nước lợ chủ lực, vùng cây ăn trái, vùng màu chuyên canh và màu kết hợp trên ruộng lúa, tổng vốn đầu tư dự kiến : 2011-2015 3.983 tỷ, 2016-2020 : 2.618 tỷ đồng . Vốn dân 240 tỷ đồng

+ Giao thông : tiếp tục nâng cấp, xây mới các tuyến đường tỉnh, đường huyện, hệ thống bến bãi đậu xe, cầu phà vượt sông, tập trung ưu tiên mạng lưới giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư vùng sản phẩm chủ lực lúa gạo và nuôi tôm nước lợ, tổng vốn đầu tư dự kiến : 7.733 tỷ, trong đó NS 6.963 tỷ (TW 5.763 tỷ, ĐP 1.200 tỷ), phân ra giai đoạn 2010-2010 : 1.233 tỷ, 2011-2015 : 3.255 tỷ, 2016-2020 : 2.475 tỷ đồng . Vốn dân 770 tỷ đồng ;

+ Điện : tiếp tục đầu tư nâng cấp đường dây trung hạ thế, cải tạo các trạm biến thế, trong đó tập trung ưu tiên đường dây hạ thế 0,4 KV để phục vụ sản xuất nông nghiệp, tổng vốn đầu tư dự kiến : 2.634 tỷ, trong đó vốn doanh nghiệp 80 %, Chương trình của Nhà nước và dân 20 %, phân ra giai đoạn 2010 - 2010 : 711 tỷ (NS 141 tỷ, DN 570 tỷ), 2011 - 2015 : 1.161 tỷ (NS 231 tỷ, DN 930 tỷ), 2016-2020 : 762 tỷ đồng (NS 152 tỷ, DN 610 tỷ);

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

+ Trạm trại nông nghiệp: Tiếp tục nâng cấp các trại giống hiện có với đủ trang thiết bị cần thiết như phòng kiểm định hạt giống, máy chế biến hạt giống, kho chứa, mặt bằng sản xuất v.v. Tổng vốn đầu tư dự kiến : 160 tỷ, trong đó NS 60 tỷ (TW 30 tỷ, ĐP 30 tỷ), doanh nghiệp 100 tỷ, 2011 - 2015 : 83 tỷ (NS 30 tỷ, DN 53 tỷ), 2016- 2020 : 67 tỷ đồng (NS 25 tỷ, DN 42 tỷ)

+ Chợ nông thôn, chợ đầu mối nông sản : tập trung nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới 156 chợ nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có các chợ đầu mối nông sản như : Chợ nông sản thị trấn Ngã Năm, Chợ Trái cây thị trấn Kế Sách, tổng vốn đầu tư dự kiến : 150 tỷ, trong đó NS 120 tỷ (TW 60 tỷ, ĐP 60 tỷ), 2011 - 2015 : 56 tỷ, 2016 - 2020 : 56 tỷ đồng . Vốn dân 30 tỷ đồng

Giải pháp huy động vốn đầu tư cho hạ tầng : chủ yếu là từ ngân sách thông qua việc làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng dự án, cơ chế thông thoáng v.v. để thu hút vốn, như: vốn Trái phiếu Chính phủ, vay vốn nước ngoài : vốn JBIC, Phát triển thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2, vốn doanh nghiệp đầu tư vào điện lực, trại giống nông nghiệp và vốn người dân thông qua đất đai, đầu tư của các trang trại v.v.. Riêng giao thông có thể huy động thêm từ các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư theo hình thức BOT v.v.., vốn đầu tư phát triển lưới điện ngoài vốn doanh nghiệp ngành điện là chính thì cần lồng ghép vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia v.v. .

Đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất :

Bao gồm vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện chuyển giao kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường,…và vốn trực tiếp cho phát triển sản xuất của doanh nghiệp và nông dân, phân ra:

+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm) khoảng 11.576 tỷ đồng/năm, chủ yếu vốn tự có của dân và nguồn vay tín dụng và đầu tư của các doanh nghiệp

+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn (1 - 5 năm) khoảng 3.889 tỷ đồng, trong đó NS 752 tỷ đồng, để hỗ trợ thực hiện chuyển giao kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường v.v.(trồng trọt 144 tỷ, chăn nuôi 92

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

tỷ, xúc tiến thương mại 12 tỷ, đào tạo nguồn nhân lực 400 tỷ, bảo vệ môi trường 6 tỷ đồng), còn lại vốn dân và doanh nghiệp khoảng 3.137 tỷ đồng

Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển sản xuất: thông qua đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ sản xuất, các chính sách ưu đãi như đất đai, thuế v.v., đảm bảo ổn định về pháp luật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, người dân tập trung vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Khai toán tổng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020:

Dự kiến nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước:

- Vốn đầu tư phát triển hạ tầng chủ chốt: dự kiến 18.298 tỷ đồng, trong đó ngân sách TW chiếm 65%, tương đương 11.894 tỷ đồng, bình quân: 991 tỷ đồng/năm (riêng thủy lợi, giao thông ngân sách TW chiếm 75-80%), ngân sách ĐP: chiếm 15%, tương đương 2.745 tỷ đồng, bình quân 228 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp và người dân chiếm 20%

- Vốn sự nghiệp kinh tế : ngân sách TW chiếm 50%, tương đương 376 tỷ đồng, bình quân : 31,3 tỷ đồng/năm, ngân sách ĐP: 50%, tương đương 376 tỷ đồng, bình quân 31,3 tỷ đồng/năm

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 121)