Quan điểm

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 106)

5. Cấu trúc luận văn:

3.1.1. Quan điểm

- Phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho chế biến, xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng trên cơ sở nhu cầu của thị trường gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm, phát huy lợi thế của từng vùng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện chuyển dịch lao động.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Phát triển nông nghiệp dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đẩy mạnh thâm canh và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, nguồn nước, lao động, tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

- Giúp nông dân nâng cao trình độ và kiến thức trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dần dần xóa bỏ tập quán sản xuất cũ, biết hạch toán kinh tế, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao thu nhập, sản xuất có lãi, nâng cao đời sống.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với thực hiện các chính sách trong nông nghiệp, trên cơ sở huy động được mọi nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo sản xuất hiệu quả, phát triển bền vững và an toàn môi trường sinh thái, tăng nhanh thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)