5. Cấu trúc luận văn:
2.1.2.4 Sinh vật
Diện tích rừng của Sóc Trăng tương đối ít với diện tích 11.356 ha với các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Thủy sản Sóc Trăng rất đa dạng, phong phú, các thủy vực trong tỉnh có hơn 320 loài tôm, cá và nhuyễn thể. Trong đó:
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Thủy sản nước mặn, lợ: có 60 loài tôm cá và nhuyễn thể với 24 loài có giá trị kinh tế bao gồm:
Cá: các loại cá màu gà, cá ngát, cá chẽm…
Tôm: ở vùng cửa sông có nhiều loài giáp xác trong đó có các loài tôm có giá trị kinh tế cao: tôm thẻ bạc, tôm sú, tôm đất, tôm bạc nghệ, tôm chỉ,…
Các loại khác: nghêu, sò, ghẹ, cua biển…
Vùng biển của tỉnh có trữ lượng hải sản khoảng 1,2 triệu tấn với khả năng cho phép khai thác khoảng 630 nghìn tấn/ năm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho tỉnh phát triển ngành công nghiệp thủy sản.
Thủy sản nước ngọt: có 260 loài, trong đó có 57 loài có giá trị kinh tế:
Cá: chủ yếu là các loài cá đen như: lóc, trê, rô, sặc,…và các loài cá trắng như: mè vinh, cá chày…
Tôm: có khoảng 8 loài có giá trị kinh tế trong đó đặc biệt quan trọng nhất là tôm sú và tôm càng xanh.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Sóc Trăng khá thuận lợi cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến thủy hải sản phát triển.