Theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 118)

5. Cấu trúc luận văn:

3.1.3.2. Theo lãnh thổ

Định hướng phát triển nông nghiệp các vùng trong tỉnh

Với quan điểm khai thác lợi thế của mỗi vùng để đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị nhằm tăng thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân trong từng vùng. Định hướng phát triển được đưa ra trên cơ sở điều kiện tự nhiên, KT - XH, những lợi thế so sánh và hạn chế thách thức đối với từng vùng.

Vùng ngọt

Nhóm nông sản chủ lực của vùng gồm có: lúa gạo, cây ăn trái (bưởi, xoài, nhãn, vú sữa, măng cụt, sầu riêng), rau màu các loại

- Tiếp tục thâm canh lúa, đưa giống lúa mới có năng suất, kết hợp sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa để sản lượng bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ. Phát triển vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại rau, đậu và hoa màu. Phát triển diện tích các sản phẩm có thế cạnh tranh và thay thế nhập khẩu như bắp, đậu nành, là 2 loại nông sản có nhu cầu tiêu thụ trong nước rất lớn, trong đó bắp lai chủ yếu làm nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc, dự kiến sẽ được phát triển trên cơ sở luân canh trên nền đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc chuyên màu, địa bàn chủ yếu ở huyện Cù Lao Dung, một phần ở Châu Thành, Mỹ Tú và Long Phú

- Ổn định diện tích chuyên trồng mía phù hợp trên các vùng đất phèn, đất phù sa thuộc các huyện Mỹ Tú

- Mở rộng diện tích cây ăn trái, phát triển các loại cây ăn trái đặc sản cung cấp cho thị trường, dự kiến cây ăn trái sẽ được mở rộng diện tích theo 2 hướng: cải tạo vườn tạp và lập vườn mới từ đất lúa trên nền đất phù sa ven sông (chủ yếu ở Kế Sách, một phần Long Phú và phía Bắc huyện Cù Lao Dung). Kết hợp giữa phát triển cây ăn trái với nuôi trồng thủy sản và nuôi ong, giữa xây dựng kết cấu hạ tầng

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

nông thôn và làm đẹp cảnh quan các vườn cây ăn trái để phát triển mạng lưới du lịch sinh thái của tỉnh.

Nghiên cứu phát triển cây ca cao gắn với công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu.

Vùng lợ:

Nhóm nông sản chủ lực gồm: lúa gạo, rau đậu các loại, dừa

Định hướng thâm canh phát triển 2 vụ lúa ở phía Bắc huyện Long Phú, Mỹ Xuyên và xây dựng vùng 1 vụ lúa chất lượng cao luân canh trên nền đất nuôi 1 vụ tôm sú ở khu vực các xã còn lại ở phía Nam và phía Tây của huyện Mỹ Xuyên

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa thích hợp, tránh né ảnh hưởng bất lợi của điều kiện khí hậu thủy văn

- Phát triển các loại rau màu có chất lượng, phục vụ tiêu dùng tại chổ và cung cấp cho thị trường.

Vùng mặn

Nhóm nông sản chủ lực là rau màu các loại, mía, hành tím, lúa

Định hướng phát triển vùng chuyên canh cây hành tím được tập trung ở huyện Vĩnh Châu trên các giồng cát có điều kiện thích nghi tốt cho loại cây trồng này, mở rộng diện tích sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường về loại sản phẩm này.

Phát triển diện tích trồng mía với những giống có năng suất, chất lượng và trữ đường cao ở khu vực huyện Cù Lao Dung và ven sông Hậu thuộc huyện Long Phú

Xây dựng vùng luân canh lúa – tôm trên diện tích nuôi tôm sú có điều kiện trồng lúa

Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của huyện Vĩnh Châu gồm nhãn, mãng cầu (dai)

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 118)