Tổ chức sản xuất gắn với thị trường:

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 125)

5. Cấu trúc luận văn:

3.2.5 Tổ chức sản xuất gắn với thị trường:

- Trong ngành trồng trọt,giải pháp cần tập trung là hình thành các vùng sản xuất lúa, màu, cây ăn trái tập trung để gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chuyển giao kỹ thuật, bảo quản, chế biến và thị trường.

+ Cây lúa : khuyến khích kinh tế trang trại, đồng thời đẩy mạnh phát triển mô hình tổ hợp tác sản xuất để hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất lúa, tiếp tục đầu tư thủy lợi, giao thông, điện theo chiều sâu để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, giảm chi phí, khuyến khích đầu tư thêm nhà máy xay xát lúa gạo, đặc biệt là đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, đầu tư kho trữ lúa gạo theo hướng từng bước nâng cấp công nghệ bảo quản hiện đại, mở rộng xuất khẩu, quản lý nhà nước đầu vào và đầu ra sản phẩm

+ Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: tập trung hình thành vùng chuyên canh màu, quan tâm áp dụng giống mới, an toàn vệ sinh thực phẩm, khuyến khích mô hình luân canh, xen canh, quan tâm đầu tư thủy lợi nội đồng thật hoàn chỉnh đồng bộ, nhằm chủ động hoàn toàn nguồn nước, hạn chế tối đa ngập úng, từng bước cơ giới hóa trong chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt là đối với cây mía

+ Cây ăn trái : quan tâm xây dựng vùng cây ăn trái tập trung chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý và hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống chất lượng cao, bố trí vùng cây ăn trái phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước, quan tâm hợp tác liên kết trong sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chế biến, tiêu thụ

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

- Trong ngành chăn nuôi, giải pháp chính cần tập trung là tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi và giết mổ, chế biến, tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường

+ Chăn nuôi trâu bò: tập trung phát triển theo quy mô hộ gia đình là chính, kết hợp với phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại gắn với phát triển đồng cỏ có giống tốt để cho năng suất, chất lượng cao và thức ăn chăn nuôi công nghiệp, hướng dẫn nông dân chăn nuôi an toàn từ khâu chuồng trại đến chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vỗ béo trâu bò, vận chuyển tiêu thụ.

+ Chăn nuôi heo : tổ chức lại chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, tăng cường công tác cải tiến giống, xây dựng mạng lưới sản xuất con giống tại chỗ thông qua việc hỗ trợ giống đực và cái, ưu tiên giống đực để phục vụ nhu cầu sản xuất giống thương mại, kết hợp chăn nuôi heo với trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ Biogas để tận dụng và xử lý nguồn chất thải nhằm làm tăng hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ môi trường, kết hợp tốt thức ăn công nghiệp với nguồn thức ăn sẵn có để giảm chi phí.

+ Chăn nuôi gia cầm : tổ chức lại chăn nuôi gà theo hướng chăn nuôi công nghiệp, an toàn sinh học thông qua việc xây dựng chuồng trại, chọn lọc con giống, chọn lựa thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng tường rào ngăn cách, hệ thống xử lý chất thải, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi. Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh chăn nuôi vịt quy mô lớn, kiểm soát chặt, phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học, tăng cường kiểm soát vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ và tiêu thụ; tăng cường năng lực cho cán bộ thú y cấp xã để làm tốt công tác thông tin dự báo, tiêm phòng, điều trị bệnh, bao vây khống chế dịch bệnh ngay tại cơ sở

Tóm lại, để ngành nông nghiệp Sóc Trăng phát triển ngày càng hiệu quả, ổn định, bền vững theo con đường CNH thì cần các giải pháp đồng bộ, song quan trọng

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa

nhất là tổ chức sản xuất để hình thành được các vùng sản xuất cây con tập trung, có nhiều lợi thế trên các vùng sinh thái của tỉnh, mà muốn hình thành được các vùng sản xuất tập trung thì sắp tới phải tập trung mạnh hơn cho đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đồng thời phải đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại và tổ kinh tế hợp tác làm sao phủ khắp trên địa bàn sản xuất toàn tỉnh, có như vậy mới tạo điều kiện để chuyển giao khoa học công nghệ, từ đó mới tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, giá thành thấp, lợi nhuận cao

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa (Trang 125)