- Bộ GD&ĐT đã không có giải pháp khắc phục từ gốc của tình trạng thiếu sức hấp dẫn của nghề sư phạm chủ yếu vì sự đãi ngộ không tương xứng với sự cống hiến, cơ chế quản lý chưa phát huy được những nhân tố tích cực ở các trường mầm non.
- Trong Quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 có nêu: “….tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch đất đai, quy hoạch trường, lớp cho 100% các trường mầm non trong toàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm 40 trường mầm non trong toàn tỉnh, trong đó tăng cường hình thức mầm non ngoài công lập...” Giải pháp này nếu được thực hiện mà không mang lại hiệu quả gì sẽ tạo nên một lực cản đối với việc thu hút nhân tài vào ngành giáo dục. Bởi vì trước đây nhiều người lựa chọn nghề giáo bởi vì tính “ổn định” (được vào biên chế), nay thì ưu thế đó cũng đã không còn.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường MN tỉnh Cao Bằng, theo các chuẩn đối với GVMN đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Trong chương 2 tác giả cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng triển khai việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường MN Tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu CNN. Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON TỈNH CAO BẰNG
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp bồi dƣỡng đội ngũ GVMN
Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn, quy tắc nền tảng đòi hỏi chủ thể QL phải tuân theo khi tiến hành hoạt động QL nhằm đạt được mục tiêu GD đã đề ra. Việc xây dựng các biện pháp QL không thể tùy tiện, tự phát hay dựa vào những kinh nghiệm sẵn có mà phải xây dựng dựa trên những luận điểm cơ bản về QLGD. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
3.1.1. Bám sát mục tiêu phát triển
Các biện pháp đưa ra phải bám sát với chủ trương và kế hoạch về hoạt động phát triển đội ngũ GVMN, hoạt động BD đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng của ngành GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng, bao gồm các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Tỉnh Cao Bằng và của ngành như:
- Bám sát Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 –2015: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, BD đội ngũ nhà giáo và CBQL GDMN theo từng giai đoạn ở mỗi địa phương và cả nước; củng cố, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo GVMN phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung”[31]
- Bám sát Quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng đến năm 2020: “Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng GV các cấp học, ngành học, khuyến khích GV tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh”[33]
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đề xuất phải luôn luôn lưu ý tính kế thừa, tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Đồng thời, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của xã hội. Ngay khi chưa có các quy đi ̣nh chuẩn hóa GVMN, CNN, Sở GD&ĐT đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có những biện pháp tích cực phù hợp với điều kiện của địa phương mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên do chưa hiểu
sâu sắc bản chất của CNN GVMN, những biện pháp chưa bám sát quan điểm của quản lí theo chuẩn , mục đích của việc ban hành CNN…
Để quản lí tốt đội ngũ GV theo CNN đã được Bộ GD&ĐT ban hành và hướng dẫn, một mă ̣t cần phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các biện pháp đã tiến hành trước đó , đồng thời phải có sự cải tiến để phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí do Bô ̣ GD&ĐT quy đi ̣nh thuô ̣c 3 lĩnh vực: Đó chính là sự phát triển có kế th ừa các kết quả đã có từ trước đó. Nguyên tắc này ta ̣o điều kiê ̣n cho hoạt động quản lí có hiệu quả, không gây ra xáo trộn lớn mà cần thực hiê ̣n điều chỉnh nó cho phù hợp với đặc điểm đội ngũ GV của từng nhà trường, môi trường điều kiê ̣n cu ̣ thể đ ịa phương trên cơ sở các tiêu chuẩn và tiêu chí Bô ̣ GD&ĐT quy đi ̣nh cho GVMN cả nước.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp QL đề xuất phải được xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động BD GVMN của Sở GD&ĐT, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý. Tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa vời thực tiễn quản lý hoạt động BD GVMN, các biện pháp chủ yếu dành cho các trường công lập mà không lưu ý các trường MN loại hình tư thục và dân lập. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép tại địa phương và khắc phục được mặt còn hạn chế trong QL hoạt động BD GVMN của Sở GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý hoạt động BD GVMN là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp. Các biện pháp quản lý phải thể hiện sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và đặc biệt là Tỉnh Cao Bằng phù hợp với quy định của ngành trong QL. Có như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động BD GVMN của Sở GD&ĐT được đề xuất mới vừa đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn GD đặt ra, làm cho các biện pháp quản lý tồn tại và có ý nghĩa trong thực tế.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, QLGD, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục, phù hợp với việc bồi dưỡng GV của Sở GD&ĐT tỉnh.
Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện.Yêu cầu tính khả thi cũng đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN của Sở GD&ĐT và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý.
Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp QL là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp QL đề xuất có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong QL.
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ toàn diện
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất hoạt động quản lý BD GVMN. Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng GV, tổ chức quá trình bồi dưỡng cho GV, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá chất lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý toàn diện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV và các yếu tố tham gia vào quản lý hoạt động bồi dưỡng GV như: Đội ngũ báo cáo viên, xây dựng chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, các nội dung cần bồi dưỡng ... Chỉ khi đề xuất và thực hiện được đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lượng BD GV của Sở GD&ĐT mới đạt kết quả.
Trong mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng cho nên cần được phối hợp, vận dụng một cách linh hoạt, trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN để đạt được hiệu quả.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV các trƣờng MN Tỉnh Cao Bằng đáp ứng CNN
3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của CBQLGD và GV về hoạt động bồi dưỡng đáp ứng CNN. bồi dưỡng đáp ứng CNN.
Trong các biện pháp về quản lý, việc nâng cao nhận thức cho chủ thể quản lý, đối tượng được quản lý là rất quan trọng. Đây là biện pháp phát huy nhân tố con người, tôn trọng con người, giúp con người nâng cao nhận thức để định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng; tạo sự tương tác tích cực giữa chủ thể quản
lý và đối tượng quản lý, biến đối tượng bị quản lý thành chủ thể quản lý tự giác thực hiện kế hoạch đề ra và tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa
- Giúp cho đội ngũ CBQLGD và GVMN thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Giúp CBQLGD nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN, đó là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ trong nhà trường.
- Giúp cho GVMN nhận thức được việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và hoạt động đối với mỗi GV ở trường MN. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của GVMN.
- Thông qua bồi dưỡng làm cho CBQLGD, GV nhận thức rõ vai trò, vị trí, những yêu cầu đặt ra đối với người GVMN trong giai đoạn hiện nay; thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng GVMN theo Chuẩn; nội dung bồi dưỡng GVMN bám sát CNN là một yêu cầu cấp thiết của nghề nghiệp, của lợi ích mà đơn vị mình đang hoạt động và địa phương. Từ nhận thức đó CBQLGD,GVMN tự giác, tự quản lý quá trình bồi dưỡng.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
* Tổ chức học tập, nghiên cứu CNN
Tổ chức bồi dưỡng tập trung cho CBQLGD và toàn thể GVMN các loại hình (công lập, dân lập, tư thục và chủ nhóm lớp độc lập tư thục) trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng học tập nghiên cứu về CNN (trước đây chỉ bồi dưỡng cho Hiệu trưởng các trường mầm non). Những nội dung cần thảo luận trong tập huấn triển khai CNN là: Nghiên cứu kỹ nội dung quy định Chuẩn, cụ thể nghiên cứu, thảo luận kỹ về 3 lĩnh vực, 15 yêu cầu và 60 tiêu chí Chuẩn. Trong nghiên cứu, thảo luận, cần tập trung vào: + Các nội dung của mỗi tiêu chí thể hiện yêu cầu về năng lực của GV cần có, cần thực hiện của tiêu chí đó.
+ Trong mỗi yêu cầu, có những nội dung hoặc tiêu chí nào GVMN gặp khó khăn khi thực hiện, cách giải quyết khó khăn đó như thế nào.
+ Giúp họ nắm rõ mục đích ban hành Quy định của CNN, căn cứ xây dựng, cấu trúc, nội dung của Quy định CNN GVMN, các tiêu chuẩn, tiêu chí của CNN, quy trình và công cụ đánh giá, xếp loại GVMN theo CNN. Từ đó GVMN sẽ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng CNN; thấy rõ được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
+ Nguồn minh chứng được quy định chung cho từng tiêu chí vì vâ ̣y coi trọng hoạt động lưu giữ minh chứng và mọi hoạt động phải thể hiện thông qua minh chứng về mức độ đa ̣t đươ ̣c các tiêu chí đã đề ra trong quá trình chuẩn hóa GVMN.
+ Cần hướ ng dẫn giáo viên hi ểu được các nguồn minh chứng này lấy từ đâu, từ đó coi tro ̣ng các lo ại hồ sơ da ̣y ho ̣c, sổ sách chuyên môn đã được quy định trong điều lệ trường MN.
+ Trong quá trình tập huấn, cần coi trọng việc cho học viên thực hành về phương pháp, quy trình và công cụ đánh giá, xếp loại GVMN theo Chuẩn.
- Quy trình:
+ Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo tỉnh, các lực lượng xã hội có liên quan nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động BD GV với vai trò “ngoại lực” tích cực hỗ trợ và tác động đến quá trình quản lý hoạt động BD GV. Hiểu biết và nắm rõ về đánh giá GVMN theo CNN không chỉ coi trọng nâng cao nhận thức cho CBQLGD, GVMN mà các cán bộ làm hoạt động QL nhà nước về giáo dục cũng phải thông suốt. Chính họ là người đã được phân cấp để lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện để tiến hành BD GV, sử dụng kết quả đánh giá GV.
+ Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện học tập nghiên cứu CNN. Việc tổ chức học tập nghiên cứu về CNN không chỉ dừng lại ở đối tượng CBQLGD, GVMN ở các trường mà ở tất cả các cấp QL Sở GD&ĐT như: cán bộ phụ trách chuyên môn, Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Khảo thí và Kiểm định chất lượng...Bởi chính đội ngũ này sẽ tham gia đánh giá GV và sử dụng kết quả của đánh giá GV theo CNN.
+Tổ chức trong toàn thể CBQLGD và GVMN: Sau khi BD cho đội ngũ CBQLGD các trường MN. Sở GD&ĐT giao cho Ban hướng dẫn nghiệp vụ giáo dục mầm non tỉnh bồi dưỡng lại cho 100% GVMN theo từng các huyện.
- Hình thức:
+ Việc tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải được thường xuyên, liên tục qua các cuộc họp, giao ban, thông qua Hội đồng Giáo dục địa phương, HĐND tỉnh, qua các buổi làm việc về GD...
+ Sở GD&ĐT bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và CBQLGD các trường MN (giảng viên cốt cán cấp tỉnh đảm nhiệm). Phòng GD&ĐT huyện tập huấn cho toàn thể GVMN (giảng viên cốt cán cấp huyện đảm nhiệm).
- Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức các hội thảo, sinh hoạt theo cụm trường; tạo cơ hội cho GV được trình bày ý kiến của mình, cùng tranh luận, bàn bạc, chia sẻ với những vấn đề liên quan đến năng lực nghề nghiệp như: xây dựng hệ thống các minh chứng của các tiêu chí phù hợp với thực tế địa phương từng huyện của Tỉnh Cao Bằng.
+ Tổ chức, tạo điều kiện cho CBQLGD học tập và tìm hiểu về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD&ĐT cũng như bồi dưỡng GV qua các cuộc họp, sinh hoạt hàng tháng.
+ Sở GD&ĐT phối hợp với tỉnh Đoàn Cao Bằng, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tỉnh xây dựng kế hoạch chương trình nhằm nâng cao nhận thức của GV về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với GD&ĐT như: Tổ chức Hội thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, Mời cán bô ̣ tuyên huấn nói chuyê ̣n ; Tổ chức ho ̣c tâ ̣p chính tri ̣ cho cán bộ , giáo viên; Tổ chức Hội thi cấp huyện, tỉnh giữa các trường MN, nội dung hội thi: những yêu cầu đặt ra đối với người GVMN trong giai đoạn hiện nay; tầm quan trọng của việc bồi dưỡng GVMN theo Chuẩn; Ngoài ra thông qua sinh hoạt Đoàn thanh niên tại tỉnh và huyện có thể tổ chức giao lưu qua các sinh hoa ̣t tâ ̣p thể , sinh hoạt đội, nhóm theo cụm huyện .. ..
+ Tiếp tục phát động GV thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo