Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 93)

Để lấy ý kiến về tính cấp thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 240 CBQLGD GV. Kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Số lƣợng % Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Nầng cao nhận thức của CBQLGD và GV về hoạt động BD đáp ứng CNN SL 163 77 0 150 90 0 % 68 32 0 62,5 37,5 0

Kế hoạch hóa hoạt động BD GVMN phù hợp với nhu cầu phát triển GD&ĐT hiện nay

SL 200 40 0 151 89 0

% 83,3 16,7 0 63 37 0

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp BD đối với GVMN

SL 206 34 0 148 92 0

% 85,9 14,1 0 61,6 38,4 0

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN

SL 145 95 0 145 95 0

% 60,4 39,6 0 60,4 39,6 0

% 81,7 18,3 0 51,3 48,7 0

Kết quả khảo sát cho thấy:

100% số người được hỏi ý kiến nhất trí với các biện pháp nêu trong luận văn, các biện pháp đều khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của chúng, mặc dù số ý

kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ đánh giá của những đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng khác nhau. Tổng hợp lại cả 4 biện pháp đưa ra đều đảm bảo sự cấp thiết và khả thi trong QL hoạt động BD GV tại Tỉnh Cao Bằng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về BD GVMN và thực trạng đội ngũ GV, QL BD GV tại Tỉnh Cao Bằng, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển GD&ĐT của Bộ, của Tỉnh Cao Bằng, luận văn đã xây dựng các biện pháp QL hoạt động BD GV tại các trường MN Tỉnh Cao Bằng đáp ứng CNN. Thực hiện đồng bộ 4 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì GV các trường MN sẽ có được đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu của CNN, góp phần nâng cao chất lượng GD của ngành học GDMN nói riêng và mục tiêu của GD Tỉnh Cao Bằng nói chung trong thời gian tới.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CBQLGD và GV về hoạt động bồi dưỡng đáp ứng CNN là biện pháp tư tưởng tác động đến chủ thể QL, để chủ thể bị QL tự giác biến thành chủ thể QL, biến kế hoạch thành hành động thực tiễn, thành chương trình hành động thực tiễn để hoạt động BD GV đạt được mục tiêu.

Biện pháp 2 : Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng GVMN phù hợp với nhu cầu phát triển GD&ĐT hiện nay là biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình QL.

Biện pháp 3 : Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp BD đối với GVMN là chủ thể QL quan tâm, đổi mới nội dung BD cho hoạt động QL và triển khai đạt mục tiêu.

Biện pháp 4 : Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV là quan tâm, trú trọng đến kết quả bồi dưỡng, có sự tổng kết đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. Biện pháp này giúp nhà quản lý nắm được hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, năng lực của các đội ngũ tham gia bồi dưỡng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí đặt nền móng cho sự phát triển, hình thành nhân cách của trẻ, là cái nôi đầu tiên đào tạo nhân lực, nhân tài cho tương lai. Đội ngũ giáo viên mầm non là nhân tố có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu để thực hiện các mục tiêu của GDMN. Trong đó, lực lượng giáo viên trẻ chiếm vai trò đa số trong các trường mầm non làm nòng cốt trong mọi hoạt động của nhà trường. Chính vì vậy, bồi dưỡng việc nâng cao chất lượng chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trẻ cần phải được nhìn nhận nghiêm túc, khách quan và phải được quan tâm một cách thích đáng.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN đáp ứng CNN là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Người làm hoạt động QLGD cần phải đầu tư nhiều hơn nữa công sức, tài lực, vật lực cho việc quản lý hoạt động này vừa là để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ hiện tại vừa là kế sách lâu dài để phát triển chất lượng đội ngũ trong tương lai.

Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau:

* Về lí luận:

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích là rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, về bồi dưỡng giáo viên mầm non, mục tiêu giáo dục mầm non, CNN GVMN, tầm quan trọng của hoạt động BD GV, quản lý hoạt động BD GVMN theo CNN.

* Về thực tiễn

Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và chất lượng của đội ngũ GVMN Tỉnh Cao Bằng so với CNN; phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý BD GVMN theo CNN trong 5 năm gần đây; tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức để hạn chế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của quản lý hoạt động BD GVMN theo Chuẩn nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV.

Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BD GVMN Tỉnh Cao Bằng, dưới ánh sáng của các vấn đề lý luận của khoa học QL và QLGD, luận văn đã đề xuất những biện pháp QL hoạt động BD GVMN. Hệ thống những biện pháp mà đề tài đã xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý hoạt động BD GVMN với mục đích là nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GVMN Tỉnh Cao Bằng đáp ứng CNN.

Mặc dù chưa có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của lãnh đạo, CBQLGD, GV các trường MN Tỉnh Cao Bằng đều khẳng định: các biện pháp đều cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để QL hoạt động BD GVMN Tỉnh Cao Bằng đáp ứng CNN.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Tiếp tục mở rộng các hình thức bồi dưỡng CBQLGD, GVMN về Chuẩn hoá nhằm đổi mới về nhận thức và nâng cao nhận thức về QLGD đảm bảo chất lượng, quản lý sự thay đổi trong giáo dục.

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo GVMN tại các trường Sư phạm giúp mỗi sinh viên rèn luyện tốt những năng lực nghề nghiệp theo các tiêu chí của CNN.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GD-ĐT Tỉnh Cao Bằng

Xây dựng các chế tài để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng CBQLGD, GV theo Chuẩn. Chỉ đạo các Phòng GD-ĐT triển khai đến 100% cơ sở GDMN thực hiện việc đánh giá xếp loại GVMN theo CNN cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại GV có tác dụng thúc đẩy, kích thích nổ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ.

2.3.Đối với UBND, Phòng GD&ĐTcác huyện

Đầu tư kinh phí thoả đáng cho các lớp BD nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ CBQLGD cũng như đội ngũ GV, đảm bảo các điều kiện để BD GV có hiệu quả, chất lượng thực.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về Quy định CNN cho các CBQLGD các cấp để thực hiện tốt việc bồi dưỡng GVMN đáp ứng Chuẩn. Chỉ đạo

các trường MN đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá GV hợp lý nhằm phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phụ huynh.

2.4. Đối với các trƣờng mầm non

Hình thành “văn hóa làm theo Chuẩn” trong tập thể GV, mong muốn sống và làm việc theo chuẩn mực, thể hiện tính chuyên nghiệp ở từng GV và nhà trường.

Thường xuyên năm bắt thông tin để đánh giá đúng thực trạng GVMN so với CNN.

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung BDTX ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những năng lực nghề nghiệp mà GV của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV về các kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội, những văn bản chỉ đạo về phát triển GD của địa phương.

Tiến hành nghiêm túc, công bằng việc đánh giá GV theo CNN. Sử dụng kết quả đánh giá GVMN theo CNN để tiếp tục xây dựng kế hoach đào tạo, bồi dưỡng (trường MN tư thục), quy hoạch bổ nhiệm cán bộ, nâng ngạch, chuyển ngạch (trường MN công lập).

Thực hiện những chế độ khen thưởng kịp thời cho GV nhằm động viên khích lệ GV nỗ lực phấn đấu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị số 40- CT/TW ngày

15/8/2004.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non, Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 7/4/2008.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục mầm non, Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Quyết định số 36/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16/7/2008.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Nội vụ (2011), Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo

thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, quận, thị huyện, huyện thuộc tỉnh, Thông tư liên

tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Quy chế Bồi dưỡng thường xuyên GV mầm

non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT

ngày 10/7/2012.

7. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên.

8. Nguyễn Hữu Lê Duyên (2011), Thực trạng hoạt động quản lý việc bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh,

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

9. Vũ Cao Đàm (2003), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục.

10. Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Trần Bá Hoành, Vũ Văn Tảo (1997), “Tự học, tự đào tạo - tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục

Việt Nam", NXB giáo dục HN.

11. Trần Khánh Đức (2000), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

12. Trần Khánh Đức (2005), Giáo trình Sự phát triển các quan điểm giáo dục, NXB Giáo dục.

13. Dương Thị Minh Hiền (2010), Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học

tỉnh Nam Định đáp ứng Chuẩn NN, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - Đại

học Giáo dục Hà Nội.

14. Lê Xuân Hồng, Trần Quốc Minh, Hồ Lai Châu, Hoàng Mai và Lê Thị Khang (2001), Cẩm nang dành cho GV trường mầm non, NXB Giáo dục.

15. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em, NXB ĐHSP Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục HN.

17. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weinz Weihrich (1992), Những vấn đề

cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật.

18. Nguyễn Kỳ (1987), Mấy vấn đề về quản lý giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 34.

19. Nguyễn Thị Mai Loan (2002), Những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ quản lý bậc học mầm non tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ KHGD-

ĐHSP Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) – Nguyễn Trọng Hậu – Nguyễn Quốc Trí – Nguyễn Sĩ Thư (2002), Giáo trình Quản lý giáo dục 1 số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Giáo dục.

21. C.Mac (1976), Tư bản Quyển 1 tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 22. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQLGD&ĐT 1, Hà Nội.

24. Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Cao Bằng (2013), “Báo cáo tổng kết năm học

2012-2013 ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng”.

25. Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Cao Bằng (2013), “Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 Giáo dục mầm non tỉnh Cao Bằng”.

26. Sở giáo dục đào tạo tỉnh cao bằng (2013) “ Báo cáo kết quả sơ kết thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

27. Lê Quang Sơn (2007), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục- Đại học Sư phạm Đà Nẵng. 28. Đinh Thị Kim Thoa (2008), Đánh giá trong giáo dục mầm non, NXB Giáo

dục.

29. Hà Nhật Thăng, Tiến sĩ Lê Quang Sơn (2010) “Rèn luyện kỹ năng sư phạm” Nxb Giáo dục.

30. Thủ tướng chính phủ (2005), Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010, Quyết định số 09/2005/QĐ-

TTg ngày 11/1/2005.

31. Thủ tướng chính phủ (2006), Phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục mầm non

giai đoạn 2006 – 2015, Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006

32. Thủ tướng chính phủ (2010), Đề án phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi giai

đoạn 2010- 2015, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010.

33. Thủ tướng chính phủ (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, Quyết định số 2484QĐ-TTg ngày 8/10/2012

34. Lê Văn Trắng (2007), Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

trung học cơ sở ở tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ

Quản lý giáo dục - Đại học Sư phạm Huế.

35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2010), Quy hoạch phát triển ngành giáo dục

và đào tạo tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Quyết định số

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dùng cho lãnh đạo và chuyên viên Sở, Phòng GD&ĐT )

Để góp phần cải tiến biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non, kính mong Quý Thầy/Cô giúp đỡ bằng cách đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

A. Xin Quý Thầy/Cô cho biết một số thông tin cá nhân:

-Đơn vị hoạt động:………..

- Giớ ữ

- Tuổi: ………

- Trình độ hiện nay: Cao đẳ Đại họ

Thạ Tiế

B. Thông tin về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

1. Theo Thầy(cô) chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Cao Bằng so với Chuẩn nghề nghiệp ở mức độ nào?

Lĩnh vực Các yêu cầu của chuẩn

Các mức độ Tốt Khá Trung bình Kém Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà

nước

Chấp hành các quy định của ngành, quy định

của trường, kỷ luật lao động

Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp

Trung thực trong hoạt động, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ

Kiến thức

Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non

Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi

mầm non

Kiến thức cơ sở chuyên ngành

Kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ lứa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)