Kết quả đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 52)

Để có bức tranh tổng cụ thể về thực trạng chất lượng của GVMN Tỉnh Cao Bằng so với CNN qua một góc nhìn khách quan hơn, tác giả của đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát qua 240 phiếu điều tra xin ý kiến của cán bộ quản lý và GV của 10 trường MN công lập và tư thục trên địa bàn 7 huyện của tỉnh Cao Bằng. Kết quả cụ thể theo từng lĩnh vực của CNN như sau:

* Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:

100% số người được hỏi cho rằng, đội ngũ GV MN Tỉnh Cao Bằng đạt các yêu cầu cơ bản thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống từ mức khá trở lên. GVMN Tỉnh Cao Bằng có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng. Tham gia

đầy đủ các hoạt động xã hội, góp phần phát triển đời sống văn hóa nơi cư trú và hoạt động, sẳn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Nghiêm túc học tập các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành. Bên cạnh đó, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp Sở, phòng GD&ĐT tỉnh, huyện và cấp trường cho biết, một bộ phận nhỏ GVMN Tỉnh Cao Bằng còn có những biểu hiện chưa đúng mực làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và của ngành như: Tư tưởng ngại đổi mới nên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng không cao, gây khó khăn cho CBQLGD và tập thể trong hoạt động sư phạm nói chung.

*Về lĩnh vực kiến thức

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá GVMN tỉnh Cao Bằng về lĩnh vực kiến thức

Lĩnh vực kiến thức

Xếp loại

Tốt Khá TB

SL % SL % SL %

Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non 127 52,9 77 32,1 36 15

Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa

tuổi MN 96 40 74 30,9 70 29,1

Kiến thức cơ sở chuyên ngành 107 44,6 86 35,8 47 19,6

Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ

lứa tuổi MN 91 38 84 35 65 27

Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh

tế, văn hóa XH liên quan đến GDMN 98 40,8 91 38 51 21.2

Qua ý kiến của 240 CBQLGD và GVMN cho thấy: Năng lực của GVMN Tỉnh Cao Bằng vững vàng về kiến thức do được đào tạo chuẩn qua các trường sư phạm, đồng thời luôn có ý thức khắc phục khó khăn để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDMN. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ không nhỏ GV chưa thật sự có kiến thức chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ MN. Một bộ phận GV lớn tuổi không qua các lớp đào tạo chính quy sư phạm, không được trang bị chuẩn kiến thức tâm lý lứa tuổi.

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá GVMN tỉnh Cao Bằng về lĩnh vực kỹ năng sƣ phạm qua ý kiến đánh giá của CBQLGD - GVMN

Kỹ năng sƣ phạm

Xếp loại

Tốt Khá TB

SL % SL % SL %

Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ 120 50 77 32,1 43 17,9 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm

sóc sức khỏe cho trẻ 74 30,8 96 40 70 29,2

Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 72 30 113 47,1 55 22,9

Kỹ năng quản lý lớp học 91 37,9 77 32,1 72 30

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp,

phụ huynh và cộng đồng 101 42,1 77 32,1 62 25,8

Qua thống kê trên: Kỹ năng thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, Kỹ năng quản lý lớp học không cao. Thực tế cho thấy để xây dựng một một môi trường học tập an toàn, thật sự thân thiện với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ, chia sẻ, lắng nghe, và tôn trọng ý kiến của trẻ chưa phải GVMN nào cũng làm được.

Từ những lý do trên dẫn đến kỹ năng sư phạm GV chưa đạt kết quả cao. Dưới đây là ý kiến của 240 CBQLGD,GV Tỉnh Cao Bằng về những khó khăn mà GV trong trường MN thường gặp.

Bảng 2.6: Mức độ những khó khăn mà GVMN Tỉnh Cao Bằng thƣờng gặp trong công việc

Các công việc mà GV gặp khó khăn Mức độ

Thƣờng xuyên

Đôi khi Không bao giờ

SL % SL % SL %

Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướ ng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ

24 10 150 62,5 66 27,5

Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ đ ể thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ

145 60,4 68 28,3 27 11,3

Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năn g tự phục vụ

68 28,3 139 57,9 33 13.3

Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

125 52,1 34 14,2 81 33,7

Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp v ới điều kiện của nhóm

156 65 59 24,6 25 10,4

Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả

đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu

vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ

53 22,1 91 37,9 96 40

Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương ph áp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp

98 36,7 47 19,6 95 39,7

Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản ph ẩm

của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giá o dục

38 15,8 87 36,2 11

5

48

Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh th ần hợp tác, chia sẻ

93 38,9 143 59,6 4 1,5

Các CBQLGD và GV được khảo sát cho rằng những khó khăn mà GVMN Tỉnh Cao Bằng gặp phải là do một số nguyên nhân chính sau:

Bảng 2.7: Các nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến kỹ năng sƣ phạm của GV Các nguyên nhân Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % SL %

Không đủ kiến thức về chuyên môn 118 49,2 50 20,8 72 30 0 0

Thiếu kiến thức về tâm lý học lứa tuổi 126 52,5 59 24,6 53 22,1 2 0,8

Đã qua đào tạo đạt chuẩn nhưng kiến thức và kỹ năng không đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới

58 24,2 132 55 50 20,8 0 0

Thiếu thời gian để tự học do dạy cả ngày 78 32,5 77 32,1 84 35 1 0,4

Số học sinh trên lớp quá đông so với quy định 74 30,8 84 35 82 34,2 0 0

Diện tích khuôn viên trường, lớp chật hẹp 46 19,2 78 32,5 116 48,3 0 0

Phải tự làm đồ dùng mỗi khi tổ chức hoạt động giáo dục, thiếu phương tiện dạy học hiện đại.

78 32,5 76 31,7 80 33,3 6 2,5

Chưa có sự động viên kịp thời của các cấp quản lý giáo dục và xã hội

75 31,3 126 52,5 37 15,4 2 0,8

Chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng 75 31,3 83 34,6 71 29,6 11 4,5

Sự phối hợp với phụ huynh chưa chặt chẽ 79 32,9 92 38,3 49 20,4 20 8,4

Đội ngũ GVMN Tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực phấn đấu đáp ứng yêu cầu đổi mới GNMN và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong hoạt động chăm sóc GD cũng như các Hội thi, góp phần vào thành tích chung của toàn ngành. Tuy nhiên, trên thực tế để đáp ứng CNN một cách vững chắc và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, của ngành và sự thay đổi của xã hội thì GVMN Tỉnh Cao Bằng nói riêng, GVMN cả nước nói chung cần phải được thường xuyên BD, nâng cao ý thức tự BD cả về phẩm chất lẫn năng lực nghề nghiệp.

2.4. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng GVMN Tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Nhu cầu của GV, CBQLGD về hoạt động bồi dưỡng GV

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển GDMN. Trên phạm vi toàn quốc GDMN đã có bước phát triển và tiến bộ đáng kể về mạng lưới, qui mô trường lớp và nhất là chất lượng GD.

Qua khảo sát ở 10 trường MN thuộc 7 huyện trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng về lí do cần được bồi dưỡng đã thu được các ý kiến:

Bảng 2.8: Nhu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý, GV về hoạt động bồi dƣỡng

TT Nhu cầu cần bồi dƣỡng Số ngƣời

đồng ý Số ngƣời không đồng ý Ý kiến khác SL % SL % SL %

1 Kiến thức khoa học cơ bản chưa cập nhật

90 39,1 140 60,9 0 0

2 Dạy học theo phương pháp, hình thức mới

163 70,9 77 29,1 0 0

3 Chương trình và phương pháp đặc trưng của từng hoạt động (bộ môn)

177 77 53 23 0 0

Như vậy, qua 230 phiếu điều tra cho thấy: Việc bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp là cần thiết về lĩnh vực kiến thức, kỹ năng sư phạm, đặc trưng của từng hoạt động (bộ môn) và phương pháp giảng dạy đặc trưng để nắm vững chương trình.

2.4.2. Nội dung bồi dưỡng GV tại Tỉnh Cao Bằng

Hơn 4 năm qua, từ khi GV MN được đánh giá theo CNN thì các cấp quản lý giáo dục Tỉnh Cao Bằng đã tiến hành BD GV nhằm đáp ứng CNN với nhiều nội dung khác nhau nhằm từng bước nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho GV, cụ thể:

2.4.2.1. Bồi dưỡng các lĩnh vực của CNN

* Bồi dưỡng kiến thức

Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục MN, về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi MN; Các kiến thức cơ sở chuyên ngành; Các kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục MN.

* Bồi dưỡng những kỹ năng về chăm sóc-giáo dục trẻ

BD về kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc-giáo dục trẻ theo năm học, tháng, tuần; lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc-giáo dục trẻ. BD kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ; tổ chức bữa ăn, giấc ngủ; rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ; phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

Qua khảo sát 230 CBQLGD, GV của 10 trường MN thuộc 7 huyện trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng về nội dung CNN GVMN ta cũng thấy rõ về nhu cầu nội dung cần BD tập trung nhiều về kiến thức và kỹ năng sư phạm. Số khảo sát được thể hiện trong bảng 2.10.

Bảng 2.9: Nhu cầu về nội dung bồi dƣỡng GVMN

Nội dung lĩnh vực bồi dƣỡng

Mức độ

Rất cần Bình thƣờng Không cần

SL % SL % SL %

Chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức 140 60,9 73 31,7 17 7,4

Kiến thức 137 59,6 92 40 1 0,4

Kỹ năng sư phạm 135 58,7 92 40 3 1,3

2.4.2.2. Bồi dưỡng GV theo chu kỳ

Sau khi cử cán bộ quản lý đi học BD tại Trung ương Sở Giáo dục đã triển khai 3 học phần gồm các nội dung sau:

- Phần 1. Bồi dưỡng về lý luận giáo dục chung (30 tiết). Phần bồi dưỡng về lý luận giáo dục cung cấp cho cán bộ quản lý và GV những lý luận nhận thức về chính trị, xã hội, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT.

- Phần 2. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ (90 tiết). Phần này gồm 18 bài (Bài số 12 gồm hai nội dung: Hoạt động tạo hình và Giáo dục âm nhạc trong trường MN theo hướng đổi mới) được thiết kế thành 2 phần nhỏ: Từ bài số 1 đến bài số 6: Giới thiệu các vấn đề chung. Từ bài số 7 đến bài số 17: Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới.

- Phần 3. BD những nội dung phù hợp với từng địa phương (30 tiết). Phần này dành cho từng địa phương (tỉnh/thành) tự tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho phù hợp với từng địa phương.

2.4.2.3. Bồi dưỡng chuyên đề

Trong các năm học qua, Sở GD&ĐT đã tổ chức triển khai BD cho CBQLGD phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý trường MN và GVMN cốt cán các chuyên đề sau:

+ Chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. + Chuyên đề Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. + Chuyên đề Giáo dục an toàn giao thông.

+ Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, + Chuyên đề phòng, tránh tai nạn thương tích.

2.4.2.4. Bồi dưỡng thường xuyên

Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp BD chuyên môn hè và trong năm học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBQLGD và GV.

100% các trường tổ chức hội giảng cấp trường: mỗi GV tham gia ít nhất 02 hoạt động. Kết quả hội giảng cấp trường năm học 2012-2013: 72% xếp loại tốt, 28% xếp loại khá. Sau hội giảng cấp trường, các trường đã tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và chọn GV thi GV giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Sở GD&ĐT tổ chức hội thi GV giỏi cấp tỉnh 4 năm/lần, cấp huyện 2 năm/lần. Khi dự giờ không báo trước. Hội thi là cơ hội cho GV học tập chuyên môn thực sự có hiệu quả, các hoạt động dự thi đều đảm bảo các yêu cầu về đổi mới phương pháp.

Việc bồi dưỡng GV thường xuyên ở các trường, phòng GD&ĐT chủ yếu đi sâu vào việc đổi mới phương pháp dạy học mà chưa chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao các kiến thức tâm lý trẻ, kiến thức phổ thông về chính trị xã hội, ngoại ngữ, tin học, văn hóa địa phương..kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử với trẻ, phụ huynh..So với nội dung của CNN, nội dung bồi dưỡng thường xuyên chưa đủ đáp ứng.

2.4.3. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng GV

2.4.3.1. Hình thức bồi dưỡng

Phát triển GD là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong những năm qua, Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển,

nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo bằng nhiều hình thức BD khác nhau, trong đó BD chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQLGD và GV là một khâu không thể thiếu nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp GD. Các hình thức BD Sở GD&ĐT của tỉnh đã triển khai:

- BD tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD- ĐT

- BD theo chuyên đề theo cụm trường theo kế hoạch của Sở GD&ĐT - Trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên

- GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định

Bảng 2.10: Nhu cầu về hình thức bồi dƣỡng GVMN

TT Hình thức bồi dƣỡng Đồng ý Không

đồng ý

Ý kiến khác

SL % SL % SL %

1 BD tập trung huyện theo kế hoạch

tập huấn của Phòng GD- ĐT

170 85 30 15 0 0

2 BD theo chuyên đề tập trung ở cụ trường theo kế hoạch của phòng GD-ĐT

160 80 40 20 0 0

3 Trường tự tổ chức các hoạt

động bồi dưỡng thường xuyên

126 63 74 37 0 0

4 GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định

68 34 132 66 0 0

Qua khảo sát 200 GV, kết quả ở Bảng 2.11 cho thấy, tỉ lệ GV có nhu cầu BD tập trung theo cụm trường chiếm tỉ lệ khá cao. Đây cũng là nhu cầu tiếp cận cái mới, được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - GD trẻ. Tỉ lệ GV có nhu cầu tự BD thấp.

2.4.3.2. Phương pháp bồi dưỡng

Trong quá trình bồi dưỡng cho GVMN, các trường MN đã sử dụng nhiều phương pháp BD khác nhau. Phương pháp BD cho GVMN là một trong những khâu quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động BD. Các phương pháp đã áp dụng BD GV trong thời gian qua gồm có:

- Thuyết trình của báo cáo viên

- Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh - Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm

- Tọa đàm, trao đổi

- Phối hợp các phương pháp.

2.4.4. Các điều kiện để thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)