Biện pháp 4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 88)

GVMN

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong hoạt động bồi dưỡng GV từ việc khảo sát thực trạng, xác định nội dung hình thức bồi dưỡng, lập kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch. Có như vậy hoạt động bồi dưỡng GV mới được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đúng mục tiêu đề ra, GV được bồi dưỡng thêm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tốt nhất mà họ cần có, giúp họ hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo thông tin ngược về chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, kịp thời phát hiện những kết quả đạt được và hạn chế trong bồi dưỡng để có những điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp.

- Kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý có vị trí đặc biệt quan trọng trong QLGD. Kiểm tra làm cho việc nắm bắt tình hình công việc kịp thời, thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện, qua đó uốn nắn, đôn đốc, đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời bồi dưỡng cho CBQLGD, GV. Trong hoạt động quản lý, đặc biệt hoạt động quản lý bồi dưỡng cho GV, nếu thiếu kiểm tra, thì việc quản lý của các cấp QLGD sẽ mất hẳn đi một nội dung quan trọng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

* Quy trình:

- Thiết lập kế hoạch:

+ Lập kế hoạch, chương trình kiểm tra cụ thể (xác định đầu việc, giới hạn thời gian, điều kiện kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật...)

+ Xây dựng lực lượng kiểm tra(Quyết định thành lập, phân công cụ thể, xác định trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên). Sở GD&ĐT lựa chọn đội ngũ cán bộ nòng cốt, kết hợp với Ban hướng dẫn nghiệp các huyện thành lập Ban chỉ đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN với những nội dung cụ thể, hình thức kiểm tra phong phú, đa dạng và trong nhiều thời điểm khác nhau của một chu kỳ hoặc hàng năm. Phân công việc cụ thể cho từng thành viên trong Ban, định rõ sản phẩm của từng loại công việc.

- Tổ chức thực hiện: Sở GD&ĐT chỉ đạo Tiểu ban BD GVMN cấp tỉnh kết hợp với Ban hướng dẫn nghiệp vụ cấp tỉnh thực hiện các bước như sau:

+ Kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình bồi dưỡng GV từ lúc xây dựng kế hoạch BD, tổ chức thực hiện, quản lý BD, cơ sở vật chất, người học, nội dung, hình thức BD đến kiểm tra, đánh giá GV trước, trong và sau quá trình BD.

+Sở GD&ĐT cần công bố kế hoạch BD, nội dung BD, thời gian BD và công bố các câu hỏi, các nội dung thu hoạch, nêu các vấn đề tranh luận, nêu thắc mắc. Có thể sau một nội dung BD, giảng viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành để GV tự học, tự giải đáp. Tăng cường các dạng bài tập thực hành, soạn giáo

án theo hướng đổi mới, vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Các nội dung kiểm tra cần phản ánh được nội dung cơ bản về tri thức thực tiễn và kỹ năng thực hành về chăm sóc-giáo dục trẻ.

+ Sở GD&ĐT thu thập thông tin đánh giá thường xuyên qua nhiều chiều và nhiều đối tượng khác nhau: CBQLGD, GV trực tiếp tham dự bồi dưỡng, giảng viên tham gia dạy bồi dưỡng, đội ngũ GV cốt cán; đánh giá về đội ngũ GV cốt cán, về đội ngũ GV, về cách thức tổ chức bồi dưỡng, về tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng….Từ kết quả kiểm tra, giám sát, Sở GD&ĐT sẽ có được những cơ sở để điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng hướng tới mục tiêu bồi dưỡng GV đáp ứng CNN đã quy định.

+ Lập hồ sơ theo dõi quá trình tham gia bồi dưỡng GV và quá trình áp dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào việc tổ chức các hoạt động sư phạm. Theo dõi sát những biến động và toàn bộ quá trính hoạt động của GV để kịp thời định hướng, động viên khích lệ, thúc đẩy họ nỗ lực vươn lên tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Kiểm tra, đánh giá quá trình triển khai thực hiện các nội dung đã BD sau khi được tập huấn được tiến hành như sau:

+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch của từng giai đoạn hoặc theo năm học. Khi xác định mục tiêu, yêu cầu kiểm tra phải luôn chú ý đến các phương hướng chủ yếu, các mục tiêu chủ yếu mà ngành có nhiệm vụ giải quyết.

+ Làm tốt hoạt động tuyên truyền, giúp cho GVMN thông suốt việc kiểm tra. + Phát động tinh thần tự nguyện, tự giác, trung thực của GV để họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi, tích cực góp phần thực hiện tốt từng đợt kiểm tra. Đồng thời cán bộ kiểm tra cần thống nhất quan điểm chỉ đạo giữa người kiểm tra với các trường về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

+ Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để kiểm tra, đánh giá:

Phỏng vấn, toạ đàm, nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiểm tra của các thành phần có liên quan hoặc trực tiếp xem xét công việc của GV.

+ Trên cơ sở xem xét và phân tích những công việc trên, phải nêu rõ được những ưu, khuyết điểm trong nội dung, phương pháp giảng dạy của GV để họ phát

huy được những ưu, khuyết điểm, sửa chữa những khuyết điểm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động BD GVMN.

- Trang bị phương tiện và công cụ kiểm tra:

Để hoạt động kiểm tra có hiệu quả tối ưu, cần trang bị cho đoàn kiểm tra và các kiểm tra viên những công cụ và phương tiện kiểm tra như:

+ Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động BD GV.

+ Nắm vững hoạt động kiểm tra (xác định, đánh giá đúng đối tượng, quytrình tiến hành kiểm tra...).

+ Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ (đặc trưng của từng bộ môn, phương pháp dạy học, ...)

- Thời gian kiểm tra, đánh giá:

+ Giao cho Ban chỉ đạo huyện và Ban Hướng dẫn nghiệp vụ GDMN huyện: Trong một năm học, sau khi BD, trong một năm học, tối thiểu mỗi GV trong trường phải được kiểm tra toàn diện và từng mặt ít nhất là một lần vào học kỳ 1 hoặc học kỳ 2.

- Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá:

+ Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan. Công khai mà vẫn phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ GVMN.

+ Kiểm tra, đánh giá phải giúp GV nhận thấy thực tế năng lực, trình độ chuyên môn của mình và từ đó có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược điểm trong hoạt động chuyên môn của GV và nguyên nhân để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên môn của CBQLGD.

+ Trong kiểm tra, đánh giá hoạt động BD, người kiểm tra phải vô tư, khách quan đứng trên mục đích chung. Trong quá trình kiểm tra cần phải khéo léo thì mới tìm ra được những khuyết điểm.

+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD của GV có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và thực sự có tác dụng về mặt GD và phát triển đối với GV. Trước tiên phải công khai các nội dung những vấn đề kiểm tra sau khi BD. Cụ thể ngay từ đầu đợt BD.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện.

Nhận thức của CBQLGD, đội ngũ cốt cán và toàn thể GV về CNN có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát. Nếu không nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này thì hoạt động kiểm ta, giám sát sẽ không được chú ý và như vậy hiệu quả của việc bồi dưỡng GV theo chuẩn sẽ không cao. Trình độ năng lực nghề nghiệp và phẩm chất tư cách đạo đức của họ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phản ánh chân thực, khách quan của kết quả kiểm tra.

Cần kết phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của Sở và các phòng GD&ĐT và Ban hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời phải có phân nhiệm cụ thể rõ ràng để mọi thành viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ .

Xác định kế hoạch kiểm tra, giám sát, công cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng, song song và đồng bộ với kế hoạch BD GV theo chuẩn.

Đầu tư nguồn kinh phí phù hợp thích đáng cho hoạt động kiểm tra, giám sát đạt kết quả.

Sở GD&ĐT tỉnh so sánh kết quả đạt được và những tiêu chí đã đề ra. Định kỳ hàng năm, mỗi đơn vị phòng GD&ĐT huyện phải có kế hoạch đánh giá về công tác đào tạo, BD, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, yếu kém và có những quyết định điều chỉnh kịp thời.

Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và có sự phối hợp với các trường đại học tham gia đào tạo ở các lớp liên kết đào tạo, các giảng viên, giáo viên, đội ngũ báo cáo viên để tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và có quyết định điều chỉnh nội dung và hình thức đào tạo, BD có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)