Thời gian tổ chức bồi dưỡng GVMN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 61)

Bảng 2.11: Mức độ phù hợp về thời gian bồi dƣỡng GVMN

TT Thời gian bồi dƣỡng chuyên môn CBQLGD GV Phù hợp Không phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL % SL % 1

Ngay sau khi kết thúc năm học

6 15 34 85 64 32 136 68

2 Trước khi vào năm học mới 30 75 10 25 164 82 36 18

3 Trong hè 37 92,5 3 7,5 191 95,5 9 4,5 4 Tổ chức thường xuyên trong năm học 24 60 16 40 164 82 36 18 5 Tổ chức định kì tập trung theo chuyên đề 30 75 10 25 154 77 46 23 6 Do GV tự sắp xếp 10 25 30 75 172 86 28 14

Nhìn vào bảng 2.12: CBQLGD và GV đều nhận định thời gian BD chuyên môn cho GV trong hè là phù hợp nhất. Cụ thể 92,5 % CBQLGD và 95,5 % GV đồng ý với thời gian này. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì đây là khoảng thời gian GV rảnh, có nhiều thời gian để tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Có 75% CBQLGD và 82% GV cũng cho rằng trước khi vào năm học mới là thời điểm thuận lợi để tham gia hoạt động BD chuyên môn. Vì đây là thời điểm Kế hoạch năm học được xây dựng và chuẩn bị triển khai. Ngoài ra, tổ chức định kỳ tập trung theo chuyên đề cũng là thời gian mà CBQLGD và GV cho là phù hợp, có 75% CBQLGD và 77% GV đồng ý với thời gian này.

2.5. Thực trạng Quản lý hoạt động BD GV các trƣờng MN Tỉnh Cao Bằng

2.5.1. Nhận thức của CBQLGD, GV về hoạt động bồi dưỡng

Qua khảo sát thăm dò, xin ý kiến của CBQLGD, GV về hoạt động bồi dưỡng GV, chúng tôi đã phát phiếu hỏi và thu được kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 2.12: Nhận thức của CBQLGD, GV về hoạt động bồi dƣỡng

Số ngƣời đƣợc hỏi Mức độ cần thiết Rất Cần thiết Cần thiết Không Cần thiết SL % SL % SL % Lãnh đạo, cán bộ Sở, phòng GD&ĐT 8 80 2 20 0 0

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 22 73,3 8 26,7 0 0

GV mầm non 92 46 4 2 104 52

Quan bảng số liệu trên thấy rằng:

- Đối với CBQLGD: Hầu hết CBQLGD đều đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN là rất cần thiết, cụ thể có 80% CB phòng cho là rất cần thiết và 73,3% CBQLGD các trường cho là rất cần thiết.

- Đối với GVMN: 46 % GV đánh giá hoạt động bồi dưỡng là rất cần thiết, 2% đánh giá ở mức độ cần thiết; 52% đánh giá ở mức độ không cần thiết, rơi vào một số GV lớn tuổi, có thâm niên hoạt động trên 25 năm, GV trường MN tư thục.

2.5.2. Quản lý và triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV

2.5.2.1. Quản lý và triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV

* Về triển khai BD chuyên môn, nghiệp vụ

Các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo nghề tiến hành xây dựng kế hoạch chọn cử nhà giáo, CBQLGD đi đào tạo, BD hàng năm; động viên, tạo điều

kiện cho cán bộ, viên chức đi học các lớp chuẩn hóa, nâng chuẩn; thực hiện qui định chế độ bắt buộc về BD hè trong năm ; các qui định về đào tạo thạc sĩ , tiến sĩ ở các trường đại học trong nước, tại các cơ sở ở nước ngoài; trong đó, chú trọng đến số CBQLGD đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý, trong diện kế cận, dự nguồn, có tuổi đời còn trẻ, có phẩm chất đạo đức, có khả năng phát triển tốt.

Năm 2013, đội ngũ nhà giáo của ngành GD&ĐT tỉnh có 99,7% CB, GVMN đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó có 44,7 % đạt trình độ trên chuẩn.

Sở GD&ĐT đã phối hợp Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh đã chọn cử một số CBQLGD, GV ở các đơn vị trực thuộc ngành tham gia học các lớp lý luận chính trị trung, cao cấp và BD nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và các lớp BD nghiệp vụ khác.

Riêng ngành học MN Tỉnh Cao Bằng, triển khai thực hiện Chương trình GDMN ban hành theo Thông tư 17/TT-2009/BGD&ĐT năm 2009 của Bộ GD&ĐT từ năm 2007 đến nay, hằng năm Sở GD&ĐT cử cán bộ sở, phòng GD&ĐT, CBQLGD và GVMN cốt cán tham dự lớp tập huấn của Bộ và triển khai BD lại cho CBQLGD, GVMN Phòng GD&ĐT của các huyện.

* Về tự bồi dưỡng của GVMN

Nhìn chung, vấn đề tự BD chưa tạo thành phong trào vì hầu hết các trường chưa thật sự quan tâm, do không bị ràng buộc, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ và thống nhất trong ngành; chưa định hướng rõ nội dung và hình thức đánh giá, kết quả tự BD chưa được đánh giá hoặc đánh giá ở mức cảm tính, hình thức.

2.5.2.2. Quản lý và triển khai CNN GVMN

Năm 2008, Sở GD&ĐT căn cứ vào Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Quy định Chuẩn NN GVMN đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiên cứu CNN cho CBQLGD Sở, Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng các trường MN toàn tỉnh. Tổ chức hướng dẫn việc triển khai đánh giá, xếp loại CNN GVMN (cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên phụ trách bậc học MN Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường MN trên địa bàn tỉnh).

- Tháng 5/2009, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai những quy định về đánh giá, xếp loại GV MN theo CNN GVMN ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đến các đơn vị trường học, cơ sở GDMN trên địa bàn.

Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại GVMN theo CNN GVMN, Sở GD&ĐT có ý kiến tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ GVMN trên địa bàn; đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

2.5.3. Quản lý về nội dung chương trình và hình thức bồi dưỡng:

Hiện nay, nội dung chương trình bồi dưỡng GVMN do Sở GD&ĐT đảm trách. Sau các đợt bồi dưỡng cấp tỉnh cho CBQLGD và GVMN cốt cán các trường MN trên địa bàn tỉnh. Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV theo những nội dung đã bồi dưỡng, ngoài các nội dung chỉ đạo trên còn căn cứ tình hình thực tế của địa phương bồi dưỡng thêm cho phù hợp. Nội dung đào tạo chuẩn hoá và trên chuẩn do các trường Đại học thực hiện; nội dung bồi dưỡng thường xuyên nhằm cung cấp thêm kiến thức cho GV trên tinh thần nghiên cứu trước tài liệu, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành.

Việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng theo hướng đa dạng hoá phù hợp với nguyện vọng của đông đảo GV là vấn đề khó khăn. Qua hỏi ý kiến các đối tượng CBQLGD, GV thường xuyên tham gia lớp bồi dưỡng cấp tỉnh thì các hình thức bồi dưỡng hiện nay tính phù hợp chưa cao. Do đó, cần phải tích cực đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đông đảo GV nhằm chủ động lựa chọn hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV nhằm đáp ứng CNN.

2.5.4. Quản lý các nguồn lực đáp ứng yêu cầu cho hoạt động bồi dưỡng

2.5.4.1. Đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dưỡng GVMN

Đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dưỡng được mời từ những trường Đại học ở Hà Nội về như: Đại học sư phạm Hà Nội, ĐH Ngoại Ngữ, Đại học y tế cộng đồng … Ngoài BD đạt và trên chuẩn, hằng năm đội ngũ GVMN được BDTX về chính trị, pháp luật, các kiến thức chuyên ngành....Đội ngũ báo cáo viên là những báo cáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong quá trình truyền đạt kiến thức. Trên cơ sở được tiếp thu các nội dung trong các đợt tập huấn của Bộ, Sở GD&ĐT triển khai các nội dung, chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch tới CBQLGD và GVMN cốt cán các huyện. Có thể đánh giá đội ngũ báo cáo viên của huyện và của các trường Đại học tham gia hoạt động bồi dưỡng đạt yêu cầu về trình độ và đảm bảo chất lượng.

2.5.4.2. Cơ sở vật chất và tài chính

CSVC phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng hiện nay còn nhiều hạn chế, chủ yếu mượn CSVC của các trường MN trên địa bàn tỉnh và BD trên chuẩn do Trung tâm GDTX tỉnh phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội tổ chức thì phòng học cũ, chật hẹp, thiết bị phục vụ cho dạy và học thiếu.

Về tài chính chi cho người tham gia vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, chủ yếu là chi theo chế độ như tiền tàu xe, lưu trú. Ngoài ra không có khoảng trợ cấp nào khác.

Theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động đào tạo, BD cán bộ, công chức thì mức chi cho cán bộ công chức, viên chức tham gia hoạt động BD quá ít.

Đối với người học: Các GV đi học nâng chuẩn hay tham gia các lớp bồi dưỡng vi tính, âm nhạc, hội hoạ đều tự túc kinh phí.

2.5.5. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

Qua khảo sát 240 cán bộ quản lý Sở, Phòng, CBQLGD các trường và GV về kết quả trong và sau khi BD. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13: Kết quả nhận thức về mức độ kiểm tra, đánh giá BD

Số ngƣời đƣợc hỏi

Kết quả nhận thức về mức độ kiểm tra, đánh giá BD

Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ

SL % SL % SL % Lãnh đạo, cán bộ Sở, Phòng GD 1 10 2 20 7 70 Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng 2 6,7 6 20 22 73,3 GV mầm non 6 3 6 3 188 94

Từ kết quả trên cho thấy hoạt động kiểm tra hoạt động BD quá thấp. Tỉ lệ chưa bao giờ thực hiện cao (70% - 94%). Mức độ thực hiện công việc này được trả lời là chưa bao giờ có kết quả gần giống nhau. Các cấp QL vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động này hoặc chỉ thực hiện qua loa hình thức nên việc kiểm tra đánh giá chưa triệt để, chưa biết được hoạt động BD đã đạt kết quả như thế nào sau

khi bồi dưỡng. Như vậy, CBQLGD cần tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV và kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng để có những điều chỉnh thích hợp, nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV. Chính vì chưa thực hiện thường xuyên hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả BD và kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động BD GVMN nên dẫn đến hiệu quả của các hoạt động QL này không cao. Do đó Sở GD&ĐT cần tăng cường đánh giá trong và sau khi BD.

2.5.6. Sự phối hợp quản lý hoạt động BD GVMN

Sở GD&ĐT chưa tích cực tham mưu với UBND tỉnh và phối hợp với các Ngành liên quan trong việc thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng GV từ cấp tỉnh đến huyện. Về nhân lực quản lý hoạt động BD GV ở Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT các huyện còn thiếu và yếu. Nếu có chỉ là ban tổ chức lớp bồi dưỡng hoạt động theo chế độ hợp tan. Nhiệm vụ của các cấp quản lý và các trường đối với hoạt động BD như sau:

- Bộ GD&ĐT: Xây dựng kế hoạch BD dài hạn theo từng chu kỳ và kế hoạch BD hằng năm chỉ đạo cho các trường ĐHSP và Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện. Hoạt động BD GVMN do Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở giáo dục và Vụ GDMN đảm trách.

- Sở GD&ĐT: Việc tham mưu, chỉ đạo, phối hợp, theo dõi, kiểm tra hoạt động BD GVMN giao cho Phòng GD&ĐT các huyện, Phòng Tổ chức cán bộ và phòng GDMN đảm trách, không có Ban chỉ đạo BD GVMN cấp tỉnh và cấp huyện.

- Phòng GD&ĐT các huyện: Tham mưu, chỉ đạo, phối hợp, theo dõi, kiểm tra hoạt động BD GVMN. Tuy nhiên ở cấp này cũng không có Ban chỉ đạo BD GVMN và chỉ có kế hoạch BD hè hằng năm và thường xuyên, chưa có kế hoạch chiến lược dài hạn và trung hạn.

- Các trường mầm non: Chưa thật sự quan tâm hoạt động quy hoạch BD đội ngũ GV theo một chiến lược dài hạn; chủ yếu là cử GV tham gia BD theo yêu cầu của Sở và phòng GD&ĐT. Hầu hết chưa có kế hoạch hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện về thời gian để GVMN đi học các lớp tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1.Thuận lợi

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng quản lý giáo dục", Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2008 của UBND Tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD Tỉnh Cao Bằng đến năm 2012”. Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT tỉnh Cao Bằng đã tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN gặp nhiều thuận lợi và đã đạt nhiều kết quả như:

- Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch số 675/GD&ĐT-TCCB ngày 12 tháng 4 năm 2008 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đến năm 2013 với những mục tiêu phù hợp tình hình thực tế và mang tính khả thi cao; được sự đồng thuận của UBND tỉnh và Sở nội vụ.

- Quán triệt nghiêm túc những định hướng chỉ đạo của các cấp QLGD, Sở GD-ĐT đã có những chủ trương đúng đắn, biện pháp cụ thể về hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN.

- Bộ máy CBQLGD được củng cố và kiện toàn; 100 % CBQLGD đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đa số đã qua các lớp bồi dưỡng QLGD nên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Các cấp QLGD đã chú trọng xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng GV hằng năm theo đúng mục tiêu đề ra. Từng bước đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, tăng cường kinh phí, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GVMN. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn song các cấp QLGD đã tạo điều kiện thuận lợi cho GVMN tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, tổ chức bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề với nhiều hình thức. Đội ngũ GVMN đã không ngừng phát triển và đáp ứng với yêu cầu đổi mới, giữ vững được niềm tin yêu mà của phụ huynh.

2.6.2. Khó khăn

- Chất lượng đầu vào ngành giáo dục thấp, GV mới xin vào làm ở các trường MN chủ yếu là GVMN đào tạo hệ tại chức 12+2. Chênh lệch về độ tuổi khá lớn trong một trường mầm non. Ở một số trường MN đội ngũ GV trẻ tuổi chiếm tỷ lệ

khá cao, kinh nghiệm hoạt động, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp so với yêu cầu của phụ huynh và của ngành. Bên cạnh những nhà giáo luôn cầu thị học hỏi thì vẫn có không ít nhà giáo mang nặng tâm lý an phận thủ thường nên không chịu khó rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng kiến thức rơi rụng, kĩ năng yếu kém, kết quả hoạt động hạn chế.

- Hiểu biết của CBQLGD và GV về CNN GVMN, tầm quan trọng của việc đánh giá GVMN theo CNN chưa được sâu sắc, đồng đều trong các cơ sở giáo dục công lập và tư thục nên việc tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng GVMN đáp ứng CNN chưa thoả đáng.

- Kế hoạch, nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa thực sự khoa học, chưa bám sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)