Hình thức, phương pháp bồi dưỡng GVMN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 31)

1.4.4.1. Hình thức bồi dưỡng

* Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để họ được

bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình mới.

* Bồi dưỡng thay sách: Là hình thức bồi dưỡng được tiến hành khi có những

thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Loại bồi dưỡng này chủ yếu giúp GV có kiến thức mới, cập nhật những đổi mới trong chương trình về nội dung cũng như phương pháp giáo dục, kỹ năng sư phạm giúp cho đội ngũ GVMN có thể dạy tốt chương trình mới. Các đợt bồi dưỡng thay sách này thường diễn ra trong hè trước khi năm học mới bắt đầu.

* Bồi dưỡng tại chỗ: Là tổ chức bồi dưỡng ngay tại địa phương, nơi GV

hoạt động, thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo theo từng trường hoặc cụm trường... Có nhiều hoạt động phong phú để bồi dưỡng GV theo hướng này:

- Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau.

- Tổ chức chuyên đề về phương pháp chăm sóc-giáo dục trẻ. - Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kì, mỗi năm học.

- Các GV trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việc theo cặp hoặc theo tổ. GV giỏi giúp GV còn yếu về chuyên môn, GV có kinh nghiệm giảng dạy giúp GV mới ra trường.

- Tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thảo, seminar.

* Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu Với các yêu cầu như: Phát huy

hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận; Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp; Chú trọng sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học. Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ chức và có sự tác động đúng hướng của quản lý. Bồi dưỡng tập trung chỉ có hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡng của người học.

1.4.4.2. Phương pháp bồi dưỡng

Phương pháp bồi dưỡng là cách làm, cách tiến hành triển khai hoạt động bồi dưỡng cho GV. Quản lý phương pháp bồi dưỡng nghĩa là nhà quản lý phải nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động bồi dưỡng, từ đó sẽ biết được phương pháp tiến hành bồi dưỡng đã phù hợp chưa, đã lạc hậu chưa và có sáng tạo đổi mới gì trong phương pháp tổ chức bồi dưỡng hay không, các phương pháp đó có giúp đạt được mục tiêu mong muốn cũng như đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp không? Nội dung các phương pháp bồi dưỡng gồm có:

- Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm

- Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm

- Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo - Tọa đàm, trao đổi

- Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh - Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành - Phối hợp các phương pháp

1.5. Hoạt động QL bồi dƣỡng GVMN của Sở GD&ĐT đáp ứng CNN

1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GD&ĐT

Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định[5]:

1.5.1.1. Chức năng

Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

Sở GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng

thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GD&ĐT.

1.5.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

* Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp tỉnh: Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, quyết định, chỉ thị về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh để phát triển giáo dục; Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của địa phương để UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định của pháp luật; Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT thuộc UBND cấp huyện và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh về lĩnh vực giáo dục.

* Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Dự thảo các quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung cấp chuyên nghiệp; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp; trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu có); trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh;

Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở GD&ĐT với các Sở có liên quan và UBND cấp huyện.

* Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

* Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra công tác chuyên môn nghiệp vụ các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng GD&ĐT về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch GD; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ, xây dựng huyện hội học tập trên địa bàn và các hoạt động giáo dục khác theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

1.5.2. Nội dung hoạt động quản lý bồi dưỡng GV theo CNN

Nội dung bồi dưỡng GV đáp ứng CNN bao gồm 3 lĩnh vực: Kiến thức; Kỹ năng; Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị.

Nghị quyết lần thứ ba, TW Đảng khoá VIII đã xác định: "Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong các trường. Nội dung đào tạo bồi dưỡng phải thiết thực phù hợp với từng loại cán bộ, chú trọng cả về phẩm chất đạo đức và kiên thức, cả lý luận và thực tiễn. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước".

Hoạt động quản lý bồi dưỡng GVMN đáp ứng CNN cần đảm bảo những nội dung sau:

1.5.2.1.Thực hiện nghiên cứu về CNN GVMN

Nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp không chỉ là việc làm quan trọng đối với GV mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục, các lực lượng cùng tham gia hoạt động giáo dục. Do đó rất cần thiết cho đội ngũ GV, cán bộ quản lý nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp để hiểu biết và nắm rõ các yêu cầu đặt ra cần đáp ứng.

1.5.2.2. Xây dựng kế hoạch BD GVMN theo CNN

Đội ngũ cán bộ, GV là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ. Để đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao của

huyện hội về chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV thường xuyên, liên tục, cập nhật với chương trình giáo dục MN mới, phương pháp giáo dục mới, ...

Lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý một tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Họ ví von lập kế hoạch bắt từ rễ cái của một cây sồi đồ sộ, rồi từ đó mộc lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Nếu không có các kế hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác nhân lực và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả, thậm chí còn không biết rõ phải tổ chức và khai thác cái gì nữa. Không có kế hoạch nhà quản lý và nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình cũng như không biết khi nào đạt được mục tiêu. Vì vậy, việc kiểm tra cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Các loại kế hoạch có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau:

- Theo nội dung: + Kế hoạch tổng thể

+ Kế hoạch bộ phận : có thể được phân loại theo thời hạn hoặc theo tính chất các mục tiêu, các hoạt động. Theo thời gian, có kế hoạch dài hạn từ 3-5 năm, theo niên lịch kế hoạch kinh tế-huyện hội; kế hoạch năm học. Theo tính chất mục tiêu và hoạt động có kế hoạch phát triển của ngành; kế hoạch hoạt động năm học của ngành.

Lập kế hoạch là một hoạt động nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai. Việc xây dựng kế hoạch bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Phân tích thực trạng của địa phương: Trong bước này cần thu thập các thông tin nội bộ (Chẳng hạn: số lượng, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên…) và các thông tin bên ngoài (Chẳng hạn: chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên, sự quan tâm, ủng hộ của địa phương, các ban, ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, điều kiện kinh tế - huyện hội của đất nước, địa phương…); bổ sung và xử lý các thông tin đó. Ngoài ra, cần có những dự đoán thực tế về cơ hội cũng như các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó.

Bước 2: Xác định các mục tiêu: Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất (tất nhiên tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và định lượng). Cần xác định cụ thể thứ tự ưu tiên các mục tiêu.

Bước 3: Xác định nội dung bồi dưỡng GV và các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu đó; các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Xác định các nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực……Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hoàn thành) các công việc, nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt mục tiêu chung đề ra.

Bước 4: Lập kế hoạch/chương trình hành động. Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch (nếu cần).

- Theo tính chất:

+ Kế hoạch chiến lược: Là các bước hoạt động chi tiết được vạch ra để đạt được mục tiêu chiến lược. Kế hoạch chiến lược tác động tới các mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức.

+ Kế hoạch chiến thuật: Là những cách thức được vạch ra để hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch chiến lược cũng như đạt được các mục tiêu chiến thuật.

+ Kế hoạch tác nghiệp: Là các biện pháp được vạch ra để triển khai kế hoạch, chiến thuật và đạt được mục tiêu tác nghiệp.

- Theo thời gian thực hiện:

+ Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên + Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ 1-5 năm + Kế hoạch ngắn hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm

1.5.2.3. Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng GVMN

- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng GVMN

Để đạt được mục tiêu đề ra thì phải xây dựng chương trình hợp lý, bám sát mục tiêu đặt ra và trên cơ sở các tiêu chí mà chuẩn đã quy định. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng phải bám sát mục tiêu đã định, phù hợp với sự hình thành và phát triển kỹ năng, tỷ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành phải cân đối. Như vậy quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là rất quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý biết được trong quá trình bồi dưỡng sẽ triển khai những nội dung gì, trình tự các hoạt động được sắp xếp thế nào, thời gian diễn ra như thế nào, chương trình đó đã phù hợp chưa, có khả thi và có giúp đạt mục tiêu không? Có đáp ứng CNN không?

Để triển khai hoạt động bồi dưỡng GV thì cần sự phối kết hợp của nhiều lực lượng tham gia. Do đó để triển khai tốt hoạt động bồi dưỡng cho GV thì trước hết phải xây dựng được đội ngũ báo cáo viên cốt cán có vai trò truyền đạt, giảng dạy (coi như giảng viên) các nội dung của chương trình bồi dưỡng mà Sở GD&ĐT đã xây dựng tới các đội ngũ báo cáo viên. Đội ngũ báo cáo viên cốt cán ở đây bao gồm:

- Hệ thống dọc quản lý là Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. GVMN cốt cán của các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia...

- Đội ngũ báo cáo viên Phòng Y tế, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm y tế dự phòng huyện,Trung tâm y tế các huyện và các đơn vị có liên quan..

- Mời giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trường chuyên nghiệp ở địa phương.

Họ là những báo cáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong quá trình truyền đạt kiến thức. Để xây dựng đội ngũ báo cáo viên cốt cán tham gia hoạt động bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu thì Sở GD&ĐT phải có kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan, có kế hoạch đào tạo, BD cho đội ngũ của ngành như: cử tham gia các lớp tập huấn do Bộ tổ chức hoặc tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn tại huyện, tại các đơn vị. Đồng thời, có cơ chế và chính sách đãi ngộ, quan tâm động viên đối với họ.

1.5.2.4.Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho GVMN

Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp, thì phải có người lãnh đạo điều khiển. Đó là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức, theo dõi các hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo để đạt được hiệu quả cao, khuyến khích GV tích cực học tập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT các huyện triển khai các hoạt động BD GV các trường MN về mục tiêu, nội dung BD, thời gian BD, thời điểm bồi dưỡng, hình thức BD, phương pháp BD, địa điểm BD, phân công trách nhiệm cho từng phòng, ban, yêu cầu cần đạt sau BD, ....

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh cao bằng luận văn ths giáo dục học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)