Nội dung bồi dưỡng GV đáp ứng CNN bao gồm 3 lĩnh vực: Kiến thức; Kỹ năng; Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị.
Nghị quyết lần thứ ba, TW Đảng khoá VIII đã xác định: "Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong các trường. Nội dung đào tạo bồi dưỡng phải thiết thực phù hợp với từng loại cán bộ, chú trọng cả về phẩm chất đạo đức và kiên thức, cả lý luận và thực tiễn. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước".
Hoạt động quản lý bồi dưỡng GVMN đáp ứng CNN cần đảm bảo những nội dung sau:
1.5.2.1.Thực hiện nghiên cứu về CNN GVMN
Nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp không chỉ là việc làm quan trọng đối với GV mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục, các lực lượng cùng tham gia hoạt động giáo dục. Do đó rất cần thiết cho đội ngũ GV, cán bộ quản lý nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp để hiểu biết và nắm rõ các yêu cầu đặt ra cần đáp ứng.
1.5.2.2. Xây dựng kế hoạch BD GVMN theo CNN
Đội ngũ cán bộ, GV là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ. Để đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao của
huyện hội về chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV thường xuyên, liên tục, cập nhật với chương trình giáo dục MN mới, phương pháp giáo dục mới, ...
Lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý một tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Họ ví von lập kế hoạch bắt từ rễ cái của một cây sồi đồ sộ, rồi từ đó mộc lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Nếu không có các kế hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác nhân lực và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả, thậm chí còn không biết rõ phải tổ chức và khai thác cái gì nữa. Không có kế hoạch nhà quản lý và nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình cũng như không biết khi nào đạt được mục tiêu. Vì vậy, việc kiểm tra cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Các loại kế hoạch có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo nội dung: + Kế hoạch tổng thể
+ Kế hoạch bộ phận : có thể được phân loại theo thời hạn hoặc theo tính chất các mục tiêu, các hoạt động. Theo thời gian, có kế hoạch dài hạn từ 3-5 năm, theo niên lịch kế hoạch kinh tế-huyện hội; kế hoạch năm học. Theo tính chất mục tiêu và hoạt động có kế hoạch phát triển của ngành; kế hoạch hoạt động năm học của ngành.
Lập kế hoạch là một hoạt động nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai. Việc xây dựng kế hoạch bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Phân tích thực trạng của địa phương: Trong bước này cần thu thập các thông tin nội bộ (Chẳng hạn: số lượng, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên…) và các thông tin bên ngoài (Chẳng hạn: chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên, sự quan tâm, ủng hộ của địa phương, các ban, ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, điều kiện kinh tế - huyện hội của đất nước, địa phương…); bổ sung và xử lý các thông tin đó. Ngoài ra, cần có những dự đoán thực tế về cơ hội cũng như các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó.
Bước 2: Xác định các mục tiêu: Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất (tất nhiên tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và định lượng). Cần xác định cụ thể thứ tự ưu tiên các mục tiêu.
Bước 3: Xác định nội dung bồi dưỡng GV và các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu đó; các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Xác định các nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực……Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hoàn thành) các công việc, nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt mục tiêu chung đề ra.
Bước 4: Lập kế hoạch/chương trình hành động. Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch (nếu cần).
- Theo tính chất:
+ Kế hoạch chiến lược: Là các bước hoạt động chi tiết được vạch ra để đạt được mục tiêu chiến lược. Kế hoạch chiến lược tác động tới các mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức.
+ Kế hoạch chiến thuật: Là những cách thức được vạch ra để hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch chiến lược cũng như đạt được các mục tiêu chiến thuật.
+ Kế hoạch tác nghiệp: Là các biện pháp được vạch ra để triển khai kế hoạch, chiến thuật và đạt được mục tiêu tác nghiệp.
- Theo thời gian thực hiện:
+ Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên + Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ 1-5 năm + Kế hoạch ngắn hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm
1.5.2.3. Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng GVMN
- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng GVMN
Để đạt được mục tiêu đề ra thì phải xây dựng chương trình hợp lý, bám sát mục tiêu đặt ra và trên cơ sở các tiêu chí mà chuẩn đã quy định. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng phải bám sát mục tiêu đã định, phù hợp với sự hình thành và phát triển kỹ năng, tỷ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành phải cân đối. Như vậy quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là rất quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý biết được trong quá trình bồi dưỡng sẽ triển khai những nội dung gì, trình tự các hoạt động được sắp xếp thế nào, thời gian diễn ra như thế nào, chương trình đó đã phù hợp chưa, có khả thi và có giúp đạt mục tiêu không? Có đáp ứng CNN không?
Để triển khai hoạt động bồi dưỡng GV thì cần sự phối kết hợp của nhiều lực lượng tham gia. Do đó để triển khai tốt hoạt động bồi dưỡng cho GV thì trước hết phải xây dựng được đội ngũ báo cáo viên cốt cán có vai trò truyền đạt, giảng dạy (coi như giảng viên) các nội dung của chương trình bồi dưỡng mà Sở GD&ĐT đã xây dựng tới các đội ngũ báo cáo viên. Đội ngũ báo cáo viên cốt cán ở đây bao gồm:
- Hệ thống dọc quản lý là Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. GVMN cốt cán của các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia...
- Đội ngũ báo cáo viên Phòng Y tế, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm y tế dự phòng huyện,Trung tâm y tế các huyện và các đơn vị có liên quan..
- Mời giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trường chuyên nghiệp ở địa phương.
Họ là những báo cáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong quá trình truyền đạt kiến thức. Để xây dựng đội ngũ báo cáo viên cốt cán tham gia hoạt động bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu thì Sở GD&ĐT phải có kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan, có kế hoạch đào tạo, BD cho đội ngũ của ngành như: cử tham gia các lớp tập huấn do Bộ tổ chức hoặc tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn tại huyện, tại các đơn vị. Đồng thời, có cơ chế và chính sách đãi ngộ, quan tâm động viên đối với họ.
1.5.2.4.Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho GVMN
Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp, thì phải có người lãnh đạo điều khiển. Đó là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức, theo dõi các hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo để đạt được hiệu quả cao, khuyến khích GV tích cực học tập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT các huyện triển khai các hoạt động BD GV các trường MN về mục tiêu, nội dung BD, thời gian BD, thời điểm bồi dưỡng, hình thức BD, phương pháp BD, địa điểm BD, phân công trách nhiệm cho từng phòng, ban, yêu cầu cần đạt sau BD, ....
Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp triển khai công tác bồi dưỡng GVMN theo đúng lộ trình đã đề ra.
1.5.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng GVMN
Trong bất kỳ hoạt động QL nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch BD GV theo Chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch BD có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Nội dung BD có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tổ chức tiến hành BD như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động BD có thỏa đáng không? Có tiến hành đánh giá GVMN theo Chuẩn hàng năm không? Sử dụng kết quả đó để làm gì ?
Để đánh giá được kết quả BD thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức BD. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp QLGD theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:
- Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới.
- Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.
- Điều chỉnh: phát huy thành tích; uốn nắn sửa chữa những lệch lạc; xử lý những vi phạm.
* Các hình thức kiểm tra:
- Theo thời gian: Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra định kỳ - Theo nội dung: Kiểm tra toàn diện; Kiểm tra chuyên đề - Theo phương pháp: Kiểm tra trực tiếp; Kiểm tra gián tiếp
- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ; Kiểm tra có lựa chọn
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV không thể thiếu các hoạt động sau đây:
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong năm học nhằm thanh tra toàn diện nhà giáo. Trong năm học, đảm bảo ít nhất 12% số giáo viên được thanh tra. Đối tượng được thanh tra là các GV chuẩn bị được nâng bậc lương, các GV trong giai đoạn tập sự....
- Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua dự giờ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và qua các hội thi. Kết quả này là một trong những kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bồi dưỡng. Thông qua những kết quả này, các cấp QLGD sẽ biết được GV nào đã ứng dụng tốt những kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.
- Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Nhà QLGD có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV. CSVC phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV có những đóng góp quan trọng vào chất lượng của hoạt động này.
Do đó, việc kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC là cần thiết nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra trơn tru và làm hài lòng những người tham gia vào hoạt động này.
1.2.5.6. Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng GVMN
Để giúp cho hoạt động bồi dưỡng GV đạt được kết quả như mong muốn thì các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động này là rất quan trọng. Để làm tốt hoạt động này, cần chú ý các việc sau đây:
- Về cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố phục vụ cho hoạt động BD GV giữ vai trò quan trọng góp phần vào sự thành công của hoạt động bồi dưỡng. Để triển khai các nội dung của hoạt động BD thì cần có các phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ như phòng ốc, loa máy, dụng cụ học tập….Do đó căn cứ vào kế hoạch BD đã xây dựng, nhà QL phải nắm được các nhu cầu về cơ sở vật chất cần hỗ trợ trong quá
trình BD. Từ đó rà soát kiểm tra những gì hiện tại đã có, đồng thời có kế hoạch tham mưu mua sắm, huy động các nguồn hỗ trợ để bổ sung các trang thiết bị còn thiếu.
- Về chế độ chính sách :
Có cơ chế chính sách rõ ràng đối với hoạt động BD GV, phải có những chế độ ưu đãi tạo điều kiện quan tâm động viên đối với đội ngũ báo cáo viên cốt cán tham gia giảng dạy, BD, cũng như những GV tích cực tham gia hoạt động BD. Đồng thời phải có nhắc nhở phê bình và hình thức xử lý đối với những GV không tham gia thực hiện hoạt động BD.
- Sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng GV
GV sẽ tham dự đầy đủ và có sự tập trung cao trong suốt khóa bồi dưỡng nếu thời gian và địa điểm được sắp xếp hợp lý. Thông thường, hè là thời gian phù hợp cho các hoạt động bồi dưỡng. Về địa điểm, nên chọn những cơ sở có thể đáp ứng tốt các điều kiện về CSVC, trang thiết bị kỉ thuật, thuận lợi về mặt giao thông, ăn uống…
- Quản lí việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của chúng và giảm thiểu các chi phí trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng.
1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên
1.6.1. Yếu tố chủ quan
- Quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Giáo dục và Đào tạo. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu”. Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV cũng như đội ngũ CBQLGD cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, các cấp quản lý GD đã tiến hành xây dựng kế hoạch BD đội ngũ CBQLGD