GDMN là cơ sở ban đầu cho giáo dục phổ thông, là cấp học đầu tiên cung cấp những tiền đề phát triển thể chất và trí tuệ hết sức quan trọng để trẻ có thể tiếp tục học tập các các cấp học cao hơn. Do đó, việc nuôi dạy trẻ có một vai trò cực kỳ quan trọng. Vai trò này thuộc về đội ngũ GVMN. Để những “cây non” của đất nước “sau này càng lên tốt” thì người trồng cây phải biết cách chăm sóc, nuôi dạy và nâng niu. Trẻ em ở mỗi thời kỳ thay đổi và có những phát triển về trí tuệ khác nhau. Vì vậy, người GV luôn được đòi hỏi cao để đáp ứng với nhu cầu của phụ huynh và xã hội. Theo Hồ Chí Minh: "Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới dạy được các cháu" và "Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này càng lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt", hay “phải
thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình”.[8]Những yêu cầu đặt ra đối
với GVMN trong giai đoạn đổi mới GDMN hiện nay gồm:
Ngoài các tiêu chí của các yêu cầu được quy định trong CNN GVMN, người GVMN cần phải có một số năng lực và phẩm chất sau:
- Người GVMN phải thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu mến trẻ, tôn trọng trẻ, là tấm gương hằng ngày đối với chúng. Lòng yêu nghề là động lực giúp cho người GV gắn bó với trẻ biểu hiện ở tấm lòng nhân hậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo với trẻ. Đây là yếu tố quyết định đối với hoạt động sư phạm của người GVMN.
- Người GVMN cần có ý chí cao, tính tình cởi mở, cứng rắn nhưng lại kiên nhẫn và biết tự kiềm chế.
- Người GVMN cần có tinh thần trách nhiệm cao thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ và thường xuyên có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và hoàn thiện bản thân.
- Người GVMN cần có năng lực tổ chức cuộc sống và các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Người GVMN phải có khả năng khéo léo trong xử lý sư phạm.
- Người GVMN phải có một số năng lực sư phạm riêng biệt như múa, hát, đọc và kể diễn cảm, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ…
- Người GVMN phải có năng lực kết hợp việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình và xã hội vì lợi ích sự nghiệp GDMN.
- Người GVMN cần có năng lực tự kiểm tra hoạt động giáo dục của mình và đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và học tập nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, GDMN.
- Người GVMN cần có sức khỏe tốt, có ngoại hình dễ nhìn, lịch sự trong cách ăn mặc, đầu tóc, trang điểm.
1.4. Hoạt động bồi dƣỡng GVMN
1.4.1.Ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động BD GVMN
1.4.1.1. Ý nghĩa của hoạt động BD GVMN
Hiện nay, thế giới đang bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức “tri thức là quyền lực”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, xã hội của thế kỷ XXI phải được xây dựng trên nền tảng của tri thức. UNESCO khẳng định: “Giáo dục là chìa khóa để tiến tới thế giới tốt đẹp hơn”.Giáo sư Phạm Minh Hạc có nhận định: “Cả loài người ngày nay một lần nữa lại đang nói tới thế kỷ XXI là thế kỷ của trí tuệ, xã hội tương lai là xã hội học tập”.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm hoạt động BD cán bộ. Người cho rằng việc bồi dưỡng có quan hệ hữu cơ với việc xây dựng nguồn lực cho CNXH. Trong giáo dục, nếu người GV không được BD thì khó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sự khuyết tật bất cứ một phẩm chất nào trong nhân cách người GV đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách người học “thấy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu”
Ngày nay, “học thường xuyên", “học suốt đời” là phương châm có tính thời đại sâu sắc, để “mở cửa tương lai” đòi hỏi người GV phải thấm nhuần phương châm này. Muốn thế, người GV phải tự học tập, tự bồi dưỡng. Do đó, bồi dưỡng GV là việc làm có ý nghĩa thời đại.
Trước thực trạng giáo dục hiện nay, hoạt động bồi dưỡng GV vừa có ý nghĩa thiết thực trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Bởi vì:
- Chất lượng đội ngũ GV và chất lượng GD có quan hệ hữu cơ là hai mặt thống nhất của quá trình đổi mới GDMN. Chất lượng đội ngũ GV phụ thuộc vào hoạt động đào tạo và BD GV. Do đó, hoạt động BD GVMN có ý nghĩa thiết thực là đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDMN, nhất là đối với ngành học mầm non.
- Đào tạo và bồi dưỡng là hai mặt của một thể thống nhất, BD GV cũng đồng nghĩa với việc tiếp tục đào tạo, đây là yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ..Hoạt động BD GV vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài trong đổi mới GD. Trong quá trình BD GV cần đề cao vai trò tự học sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Đó cũng là tiền đề tiến tới một xã hội học tập. Vì vậy, hoạt động BD GV có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
1.4.1.2. Sự cần thiết của hoạt động BD GVMN
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có đánh giá: “Chất lượng GD&ĐT còn thấp. Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng đội ngũ GV, “đội ngũ GV của một số địa phương về số lượng còn thiếu, cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn và phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế”. Chất lượng đội ngũ GV đa phần phụ thuộc vào chất lượng đào tạo của các trường sư phạm và chất lượng bồi dưỡng trong quá trình hoạt động. Hiện nay, thời gian đào tạo GVMN hệ đại học là bốn năm, cao đẳng là 3 năm và trung học sư phạm là 2 năm, sau đó được BD trong suốt nhiều năm hoạt động. Nhưng thực tế những kiến thức được bồi dưỡng không theo kịp thực tế phát triển nhanh chóng của xã hội. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ GV phải được BDTX, GV phải có ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện các kỹ năng tương ứng trên cơ sở lấy tự học làm chính.
Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế BDTX GVMN, phổ thông và giáo dục thường xuyên quy định:
GV được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực dạy học, giáo dục theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học và yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương. Nâng cao năng lực tự học, tự BD, phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng các yêu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.
Yêu cầu của hoạt động BDTX là thực hiện hoạt động BDTX là nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV và là nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi GV. Hoạt động quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện BDTX GV phải đảm bảo tính thống nhất của tất cả các khâu, gồm: lập kế hoạch; tổ chức triển khai BDTX; phát triển chương trình BDTX; xây dựng đội ngũ báo cáo viên BDTX các cấp; phát triển tài liệu phục vụ BDTX; đánh giá, công nhận kết quả BDTX [6].
1.4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng GV MN
1.4.2.1. Mục tiêu
Bồi dưỡng GVMN là một hoạt động sư phạm, là quá trình cung cấp những tri thức về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý, nhằm vun đắp, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ GV trên cơ sở những kiến thức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ họ đã có, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần.
Tuỳ theo từng đối tượng, từng yêu cầu mà hoạt động bồi dưỡng đề ra những mục tiêu phù hợp. Hiện nay, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GVMN nhằm đạt các mục tiêu như sau:
- Đào tạo chuẩn hoá trình độ.
- Đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn.
- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức (bồi dưỡng thường xuyên).
- Bồi dưỡng đổi mới chương trình, dạy theo chương trình mới, sách mới (bồi dưỡng thay sách).
- BD trình độ chính trị, kiến thức, kỹ năng sư phạm đáp ứng CNN.
1.4.2.2. Nhiệm vụ
- Không ngừng nâng cao trình độ chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD trong tình hình mới.
- Giúp cho GV có thói quen tự học, tự nghiên cứu để tự nâng cao trình độ. Nắm chắc kiến thức, kỹ năng thực hành, sử dụng thiết bị dạy học và vận dụng các phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng GD.
1.4.3. Nội dung hoạt động bồi dưỡng GVMN
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN bao gồm những mặt sau:
* Bồi dưỡng kiến thức
Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về GDMN, về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi MN; Các kiến thức cơ sở chuyên ngành; Các kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục MN.
* Bồi dưỡng những kỹ năng về chăm sóc-giáo dục trẻ
Bồi dưỡng về kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc-giáo dục trẻ theo năm học, tháng, tuần; lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc-giáo dục trẻ.
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ; tổ chức bữa ăn, giấc ngủ; rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ; phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ: tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp; sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; quan sát, đánh giá và có phương pháp chăm sóc-giáo dục trẻ phù hợp.
Bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ; Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ; Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc-giáo dục; Quản lý và sử dụng hiệu quả hồ sơ cá nhân, nhóm, lớp.
Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm; Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; Gần gũi, tôn
trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác.
* Bồi dưỡng thực hiện chuyên đề
Chuyên đề được hiểu là những vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ. Chính vì vậy, các cấp QLGD cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều GV hoặc vấn đề mới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho GV nắm vững những vấn đề lý luận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt.
1.4.4. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng GVMN
1.4.4.1. Hình thức bồi dưỡng
* Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để họ được
bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình mới.
* Bồi dưỡng thay sách: Là hình thức bồi dưỡng được tiến hành khi có những
thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Loại bồi dưỡng này chủ yếu giúp GV có kiến thức mới, cập nhật những đổi mới trong chương trình về nội dung cũng như phương pháp giáo dục, kỹ năng sư phạm giúp cho đội ngũ GVMN có thể dạy tốt chương trình mới. Các đợt bồi dưỡng thay sách này thường diễn ra trong hè trước khi năm học mới bắt đầu.
* Bồi dưỡng tại chỗ: Là tổ chức bồi dưỡng ngay tại địa phương, nơi GV
hoạt động, thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo theo từng trường hoặc cụm trường... Có nhiều hoạt động phong phú để bồi dưỡng GV theo hướng này:
- Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau.
- Tổ chức chuyên đề về phương pháp chăm sóc-giáo dục trẻ. - Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kì, mỗi năm học.
- Các GV trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việc theo cặp hoặc theo tổ. GV giỏi giúp GV còn yếu về chuyên môn, GV có kinh nghiệm giảng dạy giúp GV mới ra trường.
- Tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thảo, seminar.
* Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu Với các yêu cầu như: Phát huy
hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận; Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp; Chú trọng sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học. Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ chức và có sự tác động đúng hướng của quản lý. Bồi dưỡng tập trung chỉ có hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡng của người học.
1.4.4.2. Phương pháp bồi dưỡng
Phương pháp bồi dưỡng là cách làm, cách tiến hành triển khai hoạt động bồi dưỡng cho GV. Quản lý phương pháp bồi dưỡng nghĩa là nhà quản lý phải nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động bồi dưỡng, từ đó sẽ biết được phương pháp tiến hành bồi dưỡng đã phù hợp chưa, đã lạc hậu chưa và có sáng tạo đổi mới gì trong phương pháp tổ chức bồi dưỡng hay không, các phương pháp đó có giúp đạt được mục tiêu mong muốn cũng như đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp không? Nội dung các phương pháp bồi dưỡng gồm có:
- Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm
- Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm
- Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo - Tọa đàm, trao đổi
- Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh - Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành - Phối hợp các phương pháp
1.5. Hoạt động QL bồi dƣỡng GVMN của Sở GD&ĐT đáp ứng CNN