2.2.2.1. Quy mô trường, lớp, GV, học sinh
* Qui mô trường lớp:
Đối với bậc học mầm non, năm học 2012-2013 toàn tỉnh GDMN có 169 trường (công lập: 168; ngoài công lập: 01), tổng số 26078 trẻ ra lớp với 2164 giáo viên.
Bảng 2.1: Quy mô lớp học ở bậc học MN tỉnh Cao Bằng
STT Nội dung 2012- 2013
Số lƣợng Tỷ lệ
1 Huyện, phường có trường mầm non 162 91,4
2 Tổng số trường 169 3 Tổng số lớp 1461 + Nhóm trẻ 178 12,2 + Mẫu giáo 1283 87,8 4 Tổng số phòng học 1417 0,96 5 Tổng số trẻ Nhà trẻ ( 0- 2 tuổi) ra lớp 3018 15
6 Tổng số trẻ mẫu giáo ( 3- 5 tuổi) ra lớp 23060 89,9
7 Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp 8075 96,2
8 Tổng số giáo viên mầm non 2164
+ GV nhà trẻ 335 15,6
+ GV mẫu giáo 1829 84,4
(Nguồn: Thống kê của Sở GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng) 2.2.2.2. Hoạt động GDMN Tỉnh Cao Bằng
GDMN đã và đang tiếp tục thực hiện phong trào nâng cao chất lượng và hiệu quả cho ngành GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng như: Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”.. trong trường MN và đạt được những kết quả khả quan. Mỗi trường học đều đã chú trọng xây dựng môi trường sư phạm sạch đẹp, phòng học khang trang, đạt chuẩn; GV lắng nghe, quan sát những biểu hiện của trẻ trong khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; tạo bầu không khí thân thiện trong nhà trường; tăng cường mối quan hệ bình đẳng, dân chủ trong hội đồng sư phạm, nâng cao ý thức tự giác trong cán bộ, GV; thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa GV với trẻ và cha mẹ của trẻ; mời cha mẹ của trẻ thường xuyên tham dự, tham gia các hoạt động giáo dục. Nhìn chung, xây dựng môi trường thân thiện có bước phát triển tốt, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo sự đồng thuận và cùng hướng về mục tiêu tất cả vì trẻ em và vì sự phát triển của trường lớp.
Các trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ theo chương trình GDMN. Thực hiện Chương trình
GDMN, trình độ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của GV được nâng cao; GV thực sự linh hoạt, chủ động trong lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch GD, lựa chọn các nội dung GD phù hợp, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động GD và sử dụng nguyên vật liệu sẵn có làm đồ chơi. Đa số GV có kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực, xây dựng môi trường hoạt động linh hoạt, tích cực cho trẻ. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học và tìm kiếm thông tin chăm sóc - giáo dục trẻ trên mạng của nhiều GV được nâng cao.
Toàn tỉnh tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cán bộ của phòng GDMN và hiệu trưởng của các trường có điều kiện tham gia giao lưu trực tuyến trên mạng và ngày càng có nhiều GV ham thích ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện chương trình, hình thành khả năng phát triển ý tưởng sư phạm.
GDMN Tỉnh Cao Bằng hưởng ứng tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”: Ban giám hiệu tăng cường và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Thực hiện theo yêu cầu về đạo đức của người quản lý, của GV và cả trong đội ngũ nhân viên; với tinh thần sáng tạo và tự học … đã tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng trong đội ngũ; có nhiều tấm gương sáng thể hiện sự tận tụy với nghề; có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng tại đơn vị.
GDMN Tỉnh Cao Bằng thực hiện tốt chủ đề “Năm học đổi mới hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Ban giám hiệu có nhiều biện pháp cải tiến hoạt động quản lý, chỉ đạo đáp ứng chương trình GDMN mới; đổi mới cách đánh giá hoạt động sư phạm của GV.
Chú trọng hoạt động đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng trẻ là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động chăm sóc, giáo dục. Đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra tai nạn gây thương tích, ngộ độc thực phẩm trong thời gian trẻ ở trường MN. Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian ở trường.
2.3. Thực trạng đội ngũ GV các trƣờng MN Tỉnh Cao Bằng.
2.3.1. Về số lượng GV
Tổng số GV: 2164 ; tổng số trẻ: 26078 trong đó:
* Trẻ nhà trẻ : 3018 * Trẻ mẫu giáo: 23060
Nhìn chung, đội ngũ GVMN trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng hiện nay về cơ bản đã đáp ứng đủ về số lượng, tỷ lệ GV/nhóm, lớp đảm bảo định biên theo quy định Điều lệ trường MN. Tỷ lệ bình quân trong nhóm nhà trẻ là 9 trẻ/GV (quy định là 8 trẻ/ GV), trong lớp mẫu giáo là 17 trẻ/GV (quy định là 20 trẻ/GV).
2.3.2. Về cơ cấu GV
2.3.2.1 Cơ cấu tuổi đời
Bảng 2.2: Tuổi đời đội ngũ GV năm học 2012-2013
TT Tuổi đời Số lượng GV Tỉ lệ (%)
1 Dưới 30 tuổi 684 31,7
2 Từ 30-35 tuổi 802 37,0
3 Từ 36-45 tuổi 472 21,8
4 Từ 46-55 tuổi 206 9,5
(Nguồn: Thống kê của Sở GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng) 2.3.2.2. Cơ cấu thâm niên hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ
Bảng 2.3: Tuổi nghề đội ngũ GV năm 2012-2013
TT Năm hoạt động Số lượng GV Tỉ lệ (%) 1 1-5 năm 812 37,5 % 2 6-15 năm 458 21,2 3 Trên 15 năm 894 41,3
(Nguồn: Thống kê của Sở GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng)
Từ con số về độ tuổi và tuổi nghề cho thấy: Tổng số là 2164 GV, GV lớn tuổi, chiếm tỉ lệ khá cao 894/2164 (41,3 %), thực tế kinh nhiệm hoạt động phong phú. Trong 10-15 năm nữa đội ngũ GV lâu năm về hưu. Đội ngũ GV kế cận (từ 6-15 năm) rất ít 458/2164 GV chiếm tỉ lệ 21,2%, đội ngũ này có kinh nghiệm chăm sóc và giảng dạy, có thể phát huy thế mạnh về chuyên môn trong tương lai.
Đội ngũ GV hoạt động từ 1-5 năm chiếm 37,5 % đa phần GV tuổi còn trẻ, có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn tiếp thu cái mới, có kiến thức và hiểu biết cơ bản. Tuy nhiên, tuổi nghề chưa cao nên kinh nghiệm chưa nhiều. Vì vậy, BD cho đối tượng này cần tập trung vào kỹ năng sư phạm, quản lý lớp học, kỹ năng giao tiếp, ứng xử để củng cố về số lượng và kinh nghiệm chuyên môn.
2.3.2.3. Về trình độ đào tạo * Trình độ chuyên môn
Qua báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh, các trường MN đều có kế hoạch tuyển dụng, cử đi học, tạo điều kiện cho GV học nâng chuẩn nên kết quả: 2160/2164 GV đạt trình độ chuẩn, chiếm tỉ lệ 99,7%, 964/2164 GV đạt trình độ trên chuẩn, chiếm tỉ lệ 44,7 %. (Nguồn: Thống kê của Sở GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng)
* Trình độ, năng lực sư phạm khác
Qua báo cáo thống kê của Sở GD&ĐT Tỉnh Cao Bằng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã bước đầu triển khai trong hoạt động giảng dạy của GV ở các trường mầm non, đặc biệt là các trường trọng điểm trong tỉnh. Tuy nhiên, đa số GV lớn tuổi ngại sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và soạn giáo án. Một số GV mới vào tuy đã học qua các môn học âm nhạc, hội họa ở trường sư phạm nhưng khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế để trang trí môi trường lớp học và làm đồ dùng dạy học còn hạn chế, hầu hết phải nhờ GV hội họa, âm nhạc của trường hoặc người ngoài như: Thuê họa sĩ để vẽ tranh phục vụ tiết dạy, trang trí lớp hay thuê nhạc sĩ đánh đàn khi tổ chức các hoạt động giáo dục, lễ hội, đặc biệt là hoạt động âm nhạc.
2.3.3. Kết quả đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp
Để có bức tranh tổng cụ thể về thực trạng chất lượng của GVMN Tỉnh Cao Bằng so với CNN qua một góc nhìn khách quan hơn, tác giả của đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát qua 240 phiếu điều tra xin ý kiến của cán bộ quản lý và GV của 10 trường MN công lập và tư thục trên địa bàn 7 huyện của tỉnh Cao Bằng. Kết quả cụ thể theo từng lĩnh vực của CNN như sau:
* Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
100% số người được hỏi cho rằng, đội ngũ GV MN Tỉnh Cao Bằng đạt các yêu cầu cơ bản thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống từ mức khá trở lên. GVMN Tỉnh Cao Bằng có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng. Tham gia
đầy đủ các hoạt động xã hội, góp phần phát triển đời sống văn hóa nơi cư trú và hoạt động, sẳn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Nghiêm túc học tập các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành. Bên cạnh đó, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp Sở, phòng GD&ĐT tỉnh, huyện và cấp trường cho biết, một bộ phận nhỏ GVMN Tỉnh Cao Bằng còn có những biểu hiện chưa đúng mực làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và của ngành như: Tư tưởng ngại đổi mới nên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng không cao, gây khó khăn cho CBQLGD và tập thể trong hoạt động sư phạm nói chung.
*Về lĩnh vực kiến thức
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá GVMN tỉnh Cao Bằng về lĩnh vực kiến thức
Lĩnh vực kiến thức
Xếp loại
Tốt Khá TB
SL % SL % SL %
Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non 127 52,9 77 32,1 36 15
Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa
tuổi MN 96 40 74 30,9 70 29,1
Kiến thức cơ sở chuyên ngành 107 44,6 86 35,8 47 19,6
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ
lứa tuổi MN 91 38 84 35 65 27
Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh
tế, văn hóa XH liên quan đến GDMN 98 40,8 91 38 51 21.2
Qua ý kiến của 240 CBQLGD và GVMN cho thấy: Năng lực của GVMN Tỉnh Cao Bằng vững vàng về kiến thức do được đào tạo chuẩn qua các trường sư phạm, đồng thời luôn có ý thức khắc phục khó khăn để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDMN. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ không nhỏ GV chưa thật sự có kiến thức chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ MN. Một bộ phận GV lớn tuổi không qua các lớp đào tạo chính quy sư phạm, không được trang bị chuẩn kiến thức tâm lý lứa tuổi.
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá GVMN tỉnh Cao Bằng về lĩnh vực kỹ năng sƣ phạm qua ý kiến đánh giá của CBQLGD - GVMN
Kỹ năng sƣ phạm
Xếp loại
Tốt Khá TB
SL % SL % SL %
Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ 120 50 77 32,1 43 17,9 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho trẻ 74 30,8 96 40 70 29,2
Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 72 30 113 47,1 55 22,9
Kỹ năng quản lý lớp học 91 37,9 77 32,1 72 30
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp,
phụ huynh và cộng đồng 101 42,1 77 32,1 62 25,8
Qua thống kê trên: Kỹ năng thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, Kỹ năng quản lý lớp học không cao. Thực tế cho thấy để xây dựng một một môi trường học tập an toàn, thật sự thân thiện với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ, chia sẻ, lắng nghe, và tôn trọng ý kiến của trẻ chưa phải GVMN nào cũng làm được.
Từ những lý do trên dẫn đến kỹ năng sư phạm GV chưa đạt kết quả cao. Dưới đây là ý kiến của 240 CBQLGD,GV Tỉnh Cao Bằng về những khó khăn mà GV trong trường MN thường gặp.
Bảng 2.6: Mức độ những khó khăn mà GVMN Tỉnh Cao Bằng thƣờng gặp trong công việc
Các công việc mà GV gặp khó khăn Mức độ
Thƣờng xuyên
Đôi khi Không bao giờ
SL % SL % SL %
Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướ ng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ
24 10 150 62,5 66 27,5
Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ đ ể thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ
145 60,4 68 28,3 27 11,3
Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năn g tự phục vụ
68 28,3 139 57,9 33 13.3
Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
125 52,1 34 14,2 81 33,7
Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp v ới điều kiện của nhóm
156 65 59 24,6 25 10,4
Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả
đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu
vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
53 22,1 91 37,9 96 40
Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương ph áp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp
98 36,7 47 19,6 95 39,7
Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản ph ẩm
của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giá o dục
38 15,8 87 36,2 11
5
48
Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh th ần hợp tác, chia sẻ
93 38,9 143 59,6 4 1,5
Các CBQLGD và GV được khảo sát cho rằng những khó khăn mà GVMN Tỉnh Cao Bằng gặp phải là do một số nguyên nhân chính sau:
Bảng 2.7: Các nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến kỹ năng sƣ phạm của GV Các nguyên nhân Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % SL %
Không đủ kiến thức về chuyên môn 118 49,2 50 20,8 72 30 0 0
Thiếu kiến thức về tâm lý học lứa tuổi 126 52,5 59 24,6 53 22,1 2 0,8
Đã qua đào tạo đạt chuẩn nhưng kiến thức và kỹ năng không đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới
58 24,2 132 55 50 20,8 0 0
Thiếu thời gian để tự học do dạy cả ngày 78 32,5 77 32,1 84 35 1 0,4
Số học sinh trên lớp quá đông so với quy định 74 30,8 84 35 82 34,2 0 0
Diện tích khuôn viên trường, lớp chật hẹp 46 19,2 78 32,5 116 48,3 0 0
Phải tự làm đồ dùng mỗi khi tổ chức hoạt động giáo dục, thiếu phương tiện dạy học hiện đại.
78 32,5 76 31,7 80 33,3 6 2,5
Chưa có sự động viên kịp thời của các cấp quản lý giáo dục và xã hội
75 31,3 126 52,5 37 15,4 2 0,8
Chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng 75 31,3 83 34,6 71 29,6 11 4,5
Sự phối hợp với phụ huynh chưa chặt chẽ 79 32,9 92 38,3 49 20,4 20 8,4
Đội ngũ GVMN Tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực phấn đấu đáp ứng yêu cầu đổi mới GNMN và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong hoạt động chăm sóc GD cũng như các Hội thi, góp phần vào thành tích chung của toàn ngành. Tuy nhiên, trên thực tế để đáp ứng CNN một cách vững chắc và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, của ngành và sự thay đổi của xã hội thì GVMN Tỉnh Cao Bằng nói riêng, GVMN cả nước nói chung cần phải được thường xuyên BD, nâng cao ý thức tự BD cả về phẩm chất lẫn năng lực nghề nghiệp.
2.4. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng GVMN Tỉnh Cao Bằng
2.4.1. Nhu cầu của GV, CBQLGD về hoạt động bồi dưỡng GV
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển GDMN. Trên phạm vi toàn quốc GDMN đã có bước phát triển và tiến bộ đáng kể về mạng lưới, qui mô trường lớp và nhất là chất lượng GD.
Qua khảo sát ở 10 trường MN thuộc 7 huyện trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng về lí do cần được bồi dưỡng đã thu được các ý kiến:
Bảng 2.8: Nhu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý, GV về hoạt động bồi dƣỡng
TT Nhu cầu cần bồi dƣỡng Số ngƣời
đồng ý Số ngƣời không đồng ý Ý kiến