Điều tra từ các giao dịch đáng ngờ

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37)

Với những công cụ tiền tệ khác nhau, luật pháp của Mỹ quy định những mức tới hạn khác nhau mà các tổ chức tài chính phải lưu trữ hồ sơ, báo cáo cho các cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên các cơ quan chức năng thường sử dụng 5 loại báo cáo về “dấu vết” trong các giao dịch tài chính để truy lùng tội phạm rửa tiền như sau:

• Báo cáo giao dịch tiền tệ khi một tổ chức tài chính nhận hay cấp số tiền từ 10.000 USD trở lên. Báo cáo này phải có tên, địa chỉ, nhận dạng cá nhân của người thực hiện giao dịch. Tuy nhiên đối với các khách hàng quen và đáng tin cậy thì các ngân hàng, các định chế tài chính không nhất thiết

phải lập và báo cáo giao dịch này để giảm thiểu số lượng báo cáo không cần thiết.

• Báo cáo về những hoạt động nghi vấn: Khi nhân viên ngân hàng bằng nghiệp vụ của mình thấy có bất kỳ nghi vấn nào về giao dịch có thể liên quan đến rửa tiền thì đều phải lập báo cáo gửi về cơ quan điều tra, không cần biết là giao dịch đó có đạt mức tới hạn để bị xếp vào giao dịch đáng ngờ hay không.

• Hồ sơ khi một người nào đó trong một thương vụ nhận những khoản tiền mặt vượt quá 10.000 USD trong một giao dịch đơn lẻ hay một loạt các giao dịch có liên quan.

• Báo cáo về một cá nhân nào đó trong năm tài chính có sở hữu một tài khoản nước ngoài trị giá trên 10.000 USD.

• Báo cáo khi một người ra hoặc vào nước Mỹ với lượng tiền tệ hoặc các phương tiện thanh toán khác có giá trị vượt quá 10.000 USD. Nếu người đó có đủ các chứng từ cần thiết để chứng minh được nguồn gốc của số tiền đó thì không có vấn đề gì, không cần lập báo cáo. Nhưng nếu người đó không chỉ ra được chứng từ chứng minh nguồn gốc của tiền thì có thể chịu hình phạt tù 5 năm hoặc bị tịch biên tài sản.

Trên đây là một số dạng báo cáo thông thường các cơ quan điều tra Mỹ thường dùng để lần ra dấu vết của tội phạm rửa tiền.

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37)