Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Mỹ

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29)

Tại Mỹ, sự đa dạng về các ngành nghề kinh tế, sự phát triển của các định chế tài chính, các ngành nghề phi tài chính đã tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền có thêm nhiều hình thức để rửa tiền. Tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chỉ đi vào tìm hiểu một số hình thức rửa tiền phổ biến nhất.

Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế của thẻ tín dụng, các giao dịch chủ yếu diễn ra có liên quan đến tài khoản ngân hàng. Một khi những đồng tiền “bẩn” đã thâm nhập vào một ngân hàng hay một công ty tài chính nào đó thì số tiền đó có thể dễ dàng luân chuyển trong hệ thống các ngân hàng và các công ty tài chính. Chính những điều này đã làm cho ngân hàng và các công ty tài chính trở thành công cụ hấp dẫn đối với tội phạm rửa tiền. Việc phát triển không ngừng các loại hình thanh toán trong hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính đã làm cho khu vực này dễ bị bọn tội phạm rửa tiền lợi dụng. Trước kia, khách hàng muốn mở tài khoản tại ngân hàng thì phải đến ngân hàng đó để làm các thủ tục tại quầy, như vậy là có sự tương tác trực tiếp giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng. Việc gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp cho việc nhận diện khách hàng được dễ dàng, hạn chế được việc khách hàng giả danh nguời khác để mở các tài khoản để rửa tiền. Tuy nhiên, hiện nay, sự xuất hiện của hệ thống thanh toán điện tử và Internet Banking mặc dù mang lại nhiều lợi ích hơn như tiết kiệm thời

gian, chi phí của cả khách hàng và ngân hàng, khách hàng có thể lập tài khoản ngân hàng, truy nhập vào tài khoản của mình mà không cần đến ngân hàng nhưng nó lại hạn chế việc nhận biết khách hàng. Có thể thấy đây là một kẽ hở để tội phạm rửa tiền lách luật.

Trong hệ thống ngân hàng Mỹ, mức tới hạn gửi tiền mặt vào ngân hàng mà bị xét vào giao dịch đáng ngờ là 10.000 USD. Nếu một người nào đó mang một lượng tiền mặt từ 10.000 USD trở lên ra hoặc vào nước Mỹ, hoặc gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng với con số định mức này thì sẽ bị đưa vào dạng cần lưu ý. Người chủ của số tiền này trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số tiền là xong. Những tên tội phạm cần rửa tiền không thể đưa ra được những chứng từ chứng minh nguồn gốc của đồng tiền nên chúng thường phải chia nhỏ số tiền cần rửa thành những phần nhỏ hơn 10.000 USD để qua mắt cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nếu trong ngày mà một chủ tài khoản thường xuyên nhận hoặc thường xuyên chuyển những khoản tiền nhỏ hơn định mức vào hoặc ra khỏi tài khoản của mình thì cũng sẽ vẫn tạo ra những nghi ngờ đối với các cơ quan điều tra. Do vậy, khi rửa tiền qua hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác, tội phạm rửa tiền thường tìm đến một giải pháp khác, đó chính là các tài khoản trung gian (payable through account). Những tài khoản trung gian thế này hầu hết giấu đi danh tính thật của chủ tài khoản nên các cơ quan điều tra thường bất lực trước những tài khoản như vậy. Nhìn chung các tài khoản này sẽ cho phép khách hàng của mình gián tiếp có và sở hữu một tài khoản ngân hàng Mỹ mà thông qua một ngân hàng nước ngoài nào đó. Khi đó các giao dịch của các cá nhân, tổ chức được thực hiện đều dưới tên của tài khoản trung gian kia, nguồn gốc những đồng tiền này sẽ rất hiếm có khả năng tìm ra. Có những ngân hàng trong một ngày xử lý tới 5 triệu đến 7 triệu sec chuyển tiền. Theo các báo cáo lưu trữ, số lượng các giao dịch đáng ngờ tăng lên hàng năm là 25% trong giai đoạn từ 1996 đến 2003. Cho đến năm 2005, số lượng các giao dịch đáng ngờ đã đạt đến con số là trên 700.000. Đó mới chỉ là những con số trên báo cáo, còn

việc điều tra và xử lý các báo cáo đó để giải quyết tận gốc số tiền bẩn đã được rửa lại là vấn đề khác. Mặc dù gần đây với sự bùng nổ của nhiều ngành nghề mới khác, tội phạm rửa tiền có nhiều lựa chọn hơn cho việc rửa tiền nhưng ở Mỹ thì đây vẫn là một phương thức được quan tâm nhiều vì nó phù hợp với điều kiện nền kinh tế gắn với thẻ tín dụng của nước này. Dưới đây là một vài con số nói lên thực trạng các giao dịch đáng ngờ qua hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính tại một số bang của Mỹ theo thứ tự từ cao xuống thấp:

Bảng 1: Báo cáo giao dịch đáng ngờ qua hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1/4/1996 đến 30/6/2004 Hạng Bang Số giao dịch đáng ngờ Tỷ lệ (%) 1 California 351.784 24,26% 2 New York 167.635 11,56% 3 Texas 92.168 6,36% 4 Florida 89.413 6,17% 5 Illinois 51.004 3,52% 6 Arizona 48.691 3,36% 7 New Jersey 41.403 2,86% 8 Pennsylvania 37.765 2,60% 9 Ohio 34.634 2,39% 10 Michigan 34.506 2,38%

(Nguồn Money Laundering Threat Assessment 2005)

Sau ngân hàng, các công ty dịch vụ tiền tệ trở thành điểm ngắm tiếp theo của tội phạm rửa tiền. Nếu như rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thì cần thiết phải lập các tài khoản ngân hàng, việc này sẽ làm lộ các thông tin cá nhân. Nhưng khi sử dụng các dịch vụ của các công ty dịch vụ tiền tệ thì không nhất thiết phải có một tài khoản nào cả. Như vậy các công ty dịch vụ tiền tệ sẽ bổ sung thêm những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tại những nơi mà ngân hàng chưa cung cấp dịch vụ. Theo báo cáo của OCDETF (Organized Crime Drug Enforcement Task Force)- lực lượng đặc nhiệm về chống tội phạm buôn lậu thì việc gia tăng các công ty dịch vụ tiền tệ có mối liên hệ cùng chiều với việc rửa các tiền, tài sản

bẩn. Từ 2002 đến 2004, số lượng các công ty dịch vụ tiền tệ tăng lên 5% trong khi đó số vụ rửa tiền tăng lên 11 đếnn 16%. Tại Mỹ có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ tiền tệ lớn như Western Union, MoneyGram, USPS, Traveller’s Express. Mỗi hãng này có thể cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau: chuyển tiền bằng điện, thu đổi sec, chuyển đổi ngoại tệ, cung cấp các thẻ có giá trị,… Thông thường, Mỹ quy định về mức tới hạn của 1 giao dịch để bị đưa vào diện các giao dịch đáng ngờ là 10.000 USD, tuy nhiên do đặc thù của từng loại hình giao dịch mà mức tới hạn này có thể thấp hơn. Ví dụ như khi thực hiện các giao dịch qua điện chuyển tiền (wire transfer) hoặc các lệnh chuyển tiền (money order), lượng tiền giao dịch đạt từ 3.000 USD trở lên thì sẽ bị xét vào các giao dịch đáng ngờ, các công ty cung cấp dịch vụ này cần phải lưu trữ hồ sơ trong vòng 5 năm cho các giao dịch như vậy. Các dịch vụ mà các công ty dịch vụ tiền tệ cung cấp vừa có cả ưu điểm và hạn chế hơn so với các dịch vụ trong ngân hàng. Khi sử dụng dịch vụ của công ty dịch vụ tiền tệ thì không cần có tài khoản nên danh tính người gửi người nhận có thể được dữ bí mật hơn nhưng lại chỉ rửa được những khoản tiền nhỏ, điều này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của bọn tội phạm nếu chúng muốn rửa số tiền lớn. Việc kéo dài thời gian sẽ làm cho các cơ quan điều tra dễ tìm ra manh mối. Mặc dù người ta nói rằng tội phạm rửa tiền thường sử dụng kết hợp các phương thức rửa tiền trong cả ba giai đoạn: cài đặt, sắp xếp và tập hợp nhưng theo báo cáo đánh giá nguy cơ của tội phạm rửa tiền của lực lượng đặc nhiệm tài chính thì các công ty dịch vụ tiền tệ chủ yếu được tội phạm rửa tiền dùng trong quá trình nhào trộn, sắp xếp để tạo ra hệ thống các giao dịch chằng chịt. Dưới đây là bảng sếp hạng về số giao dịch đáng ngờ qua các công ty dịch vụ tiền tệ tại một số bang của Mỹ

Bảng 2: Báo cáo các giao dịch đáng ngờ trong các công ty dịch vụ tiền tệ tại một số bang của Mỹ từ 1/10/2002 đến 31/12/2004

1 New York 17% 49% 1 California 17% 2 Arizona 9% 3 Texas 8% 4 Florida 6% 25% 5 Colorida 4% 6 New Jersey 4% 7 Massachusetts 3% 8 Georgia 3% 9 Illinois 3%

(Nguồn Money Laundering Threat Assessment 2005)

Do các ngân hàng, các định chế tài chính và các công ty dịch vụ tiền tệ đã ra đời từ lâu nên chúng đã được tội phạm rửa tiền sử dụng nhiều trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, với sự bùng nổ của Internet thì chúng ta không thể không nhắc tới hoạt động rửa tiền qua mạng và hệ thống thanh toán trực tuyến. Hiện tại, mức độ phát triển về Internet giữa các quốc gia không đều nhau và các văn bản pháp quy để quản lý các giao dịch qua mạng cũng không thống nhất, mỗi nước có những quy định riêng biệt. Hầu hết các giao dịch diễn ra giữa các bên chưa có sự điều tiết của nhà nước. Các điều khoản, điều lệ đều do công ty cung cấp dịch vụ đặt ra và có thể có sự khác biệt giữa các nhà cung cấp, nhà nước ít can thiệp và cũng ít có cơ hội để quản lý các giao dịch này. Hiện tại có hai vấn đề đáng quan tâm: thứ nhất là tin tặc có thể tấn công vào hệ thống cơ sở dữ liệu để đánh cắp thông tin các tài khoản rồi truy cập vào tài khoản đó, sử dụng tiền trong đó; thứ hai là việc tội phạm rửa tiền lợi dụng việc thanh toán trực tuyến, thực hiện nhiều giao dịch để che dấu vết đồng tiền. Trở lại vấn đề thứ nhất, Internet được phủ khắp toàn cầu, các thông tin, dữ liệu không còn lưu trữ đơn giản trên giấy tờ mà đã trở thành dạng thông điệp dữ liệu, dễ dàng quản lý nhưng cũng dễ bị các tin tặc tấn công. Tin tặc đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, có thể truy cập vào tài khoản tín dụng như là chủ thẻ, bọn chúng có thể rút tiền, chuyển tiền qua một tài khoản khác để sử dụng hoặc dùng thẻ đó thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Việc truy cập vào tài khoản không bị hạn chế về mặt địa lý

nên tin tặc có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào. Dường như đây là một quy trình kép: vừa tạo ra những khoản tiền bẩn vừa tiến hành những hoạt động để rửa sạch số tiền ấy. Vấn đề thứ hai liên quan đến mạng Internet là việc thanh toán trực tuyến. Tại Mỹ hiện nay có Egold và Paypal là hai tập đoàn lớn chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến. Thanh toán trực tuyến được coi như quá trình thanh toán hai bên: cá nhân với cá nhân trên phạm vi quốc tế. Việc thanh toán trực tuyến thường được tội phạm rửa tiền ưa thích sử dụng trong giai đoạn thứ 2 của quy trình rửa tiền. Vì khi thanh toán trực tuyến, chúng có thể sử dụng thẻ tín dụng, điện chuyển tiền hoặc các công cụ thanh toán khác của ngân hàng thậm chí cả tiền mặt để tạo tài khoản trên website thanh toán trực tuyến. Khi xác lập tài khoản trên đó, khách hàng không nhất thiết phải để lại thông tin cá nhân, đây là một ưu điểm lớn cho tội phạm rửa tiền hoạt động. Nhìn chung, thanh toán trực tuyến và mạng Internet đang là một mảnh đất màu mỡ đối với tội phạm rửa tiền do khung pháp lý chưa thực sự đi sát với tình hình thực tế.

Một hình thức nữa từ trước cho tới nay vẫn còn được tội phạm rửa tiền ưa thích trên đất Mỹ đó là rửa tiền thông qua các sòng bạc (casino). Tại Mỹ, các sòng bạc được coi như những trung tâm giải trí, hoạt động hợp pháp nên các sòng bạc nơi đây khá phát triển. Tiền thắng bạc, cá cược cũng được coi như những khoản thu nhập có nguồn gốc rõ ràng. Do vậy sòng bạc vẫn là nơi lý tưởng để rửa tiền.

Với vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính của cả thế giới, tội phạm rửa tiền ở Mỹ tìm được nhiều cách để rửa sạch đồng tiền của mình. Tuy nhiên trong bài viết, tác giả chỉ điểm qua một vài điểm chính về tình hình rửa tiền ở Mỹ như trên để thấy được mức độ phức tạp của tội phạm rửa tiền và trong phần tới, tác giả sẽ giới thiệu về hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ.

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29)