Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45)

Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng chưa ở mức đáng quan ngại lắm do hiện nay ở nước ta giao dịch qua ngân hàng không phải là duy nhất và phổ biến như ở Mỹ mà chủ yếu vẫn qua các giao dịch tiền mặt. Lượng tiền bẩn nếu có trong nước thì đã được rửa bằng tiền mặt đổi lấy các tài

sản có giá trị khác, đầu tư vào kinh doanh mà ít khi thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, cơ quan điều tra đã phát hiện ra một số vụ rửa tiền xuyên quốc gia qua hệ thống ngân hàng có liên quan đến Việt Nam. Thông qua các ngân hàng, các quan chức cấp cao tham nhũng, những kẻ buôn lậu, trốn thuế trong nước có tiền bẩn cần rửa gửi tiền vào các tài khoản bí mật ở những “thiên đường tài chính” để sau này sử dụng. Một số bọn tội phạm nước ngoài lại thấy Việt Nam là một mảnh đất có thể giúp chúng rửa tiền nên chúng muốn tìm cách lợi dụng các ngân hàng thương mại của Việt Nam để đưa tiền vào Việt Nam làm sạch.

Theo báo cáo của trung tâm thông tin chống rửa tiền – cơ quan trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam về chống rửa tiền – thì trung tâm này đã tiếp nhận trên 20 báo cáo về các giao dịch bị tình nghi là có liên quan đến rửa tiền nhưng đa số các nghi vấn đó chưa đủ bằng chứng để kết luận đó là hành vi rửa tiền. Trong một vụ án tham nhũng xét xử ở Việt Nam năm 1999, các cơ quan điều tra đã phát hiện ra hai nhân vật trọng tâm của vụ án có tài khoản bí mật ở ngân hàng nước ngoài. Với chính sách giữ bí mật thông tin cá nhân của khách hàng, các ngân hàng Thụy Sỹ là những nơi được nhiều người ưa chuộng nhất để gửi tiền. Một khi dưới sức ép của cộng đồng thế giới, nếu các ngân hàng Thụy Sỹ cung cấp thông tin cá nhân của các chủ tài khoản, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác sẽ tìm ra nhiều cá nhân cần phải giải trình về những số tiền trong tài khoản của mình.

Về việc tội phạm nước ngoài nhắm tới Việt Nam để rửa tiền qua hệ thống ngân hàng, lịch sử các ngân hàng thương mại sẽ cho chúng ta những ví dụ điển hình từ đầu những năm 2000 cho đến nay. Trong năm 2000, ngân hàng đầu tư và phát triển đã nhận được email từ Nigeria yêu cầu ngân hàng này mở tài khoản để nhận 28 triệu USD và bù lại ngân hàng này sẽ nhận được số tiền hoa hồng là 15% của khoản tiền nói trên. Thời gian sau đó, trong vụ án của ngân hàng cổ

giá 1 triệu USD được gửi từ nước ngoài vào tài khoản của ngân hàng này và giả thiết được đặt ra là ngân hàng này đã cho bọn tội phạm quốc tế mượn tư cách pháp nhân để rửa tiền.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được lời chào mời của một công ty dầu khí ở châu Phi về việc ký các hợp đồng vay tiền nhưng yêu cầu được bỏ trống phần ghi tên đối tác nước ngoài. Một số tổ chức tài chính nước ngoài cũng đưa ra các đề nghị cung cấp các khoản vay lên đến hàng trăm triệu USD với lãi suất thấp và thời hạn cho vay kéo dài lên đến hàng chục năm cho các doanh nghiệp Việt Nam có sự bảo lãnh của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Những sự mập mờ này là dấu hiệu nhận biết những đối tượng trên đang tìm kiếm cơ hội để rửa tiền tại Việt Nam.

Lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đã đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, Việt Nam đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào. Đặc biệt một số đối tượng băng nhóm gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn chuyển tiền từ nước ngoài vào rồi sau đó rút hết tiền ở các tài khoản này. Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được công an Đà Nẵng phát hiện vào hồi tháng 10 năm 2008. Thủ phạm chính của vụ án này là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique. Tên này đã đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc hai tài khoản. Sau khi mở tài khoản thì lập tức có 4,1 tỷ đồng được chuyển vào nhưng điều đáng nghi ngờ là đối tượng sau đó đã tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch có dấu hiệu bất thường, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác minh được số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đã đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài rồi chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 7 năm 2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra James Edmund Corbett (một công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) có những

dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tài khoản vãng lai này, nhận 3,2 triệu USD từ nước ngoài vào Việt Nam rồi sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Nếu nhà nước không hoàn thiện và thực thi các biện pháp phòng chống rửa tiền chặt chẽ hơn nữa thì tội phạm rửa tiền còn lợi dụng ngân hàng nhiều hơn nữa để tranh thủ làm sạch đồng tiền.

2.2.1.3. Rửa tiền qua mạng

Như tìm hiểu ở trên, rửa tiền qua mạng ở Mỹ chủ yếu diễn ra theo xu hướng tội phạm đã có trong tay những đồng tiền bẩn và bây giờ chúng tận dụng các phương tiện thanh toán trực tuyến để làm mờ dần dấu vết của đồng tiền. Tuy nhiên, rửa tiền qua mạng ở Việt Nam lại có một số nét hơi khác so với Mỹ. Người ta biết đến rửa tiền qua mạng ở Việt Nam chủ yếu qua việc các hacker đánh cắp và sử dụng thông tin thẻ tín dụng như thế nào. Để tiến hành việc rửa tiền, đầu tiên các casher (cách gọi những kẻ rửa tiền qua mạng) phải có cc (credit card – thẻ tín dụng), mà các thẻ tín dụng này chủ yếu là thẻ “chùa”, lấy cắp từ Mỹ. Các casher chuyên nghiệp tự đánh cắp được các thẻ tín dụng còn các casher chưa chuyên nghiệp có thể mua lại các thẻ tín dụng chùa này từ các casher khác trong các diễn đàn rửa tiền của Việt Nam. Giá các thẻ tín dụng chùa dao động tùy từng loại và tùy vào thời điểm. Những thẻ có khả năng chi trả cao như American Express thì có giá từ 1 đến 2 USD còn những thẻ như Visa, Master, Discover có giá từ 0,5 đến 1 USD4. Một thị trường chợ đen về buôn bán các thẻ tín dụng được hình thành và giá bán hầu như thống nhất. Các casher sẽ bán thẻ cho người cần sử dụng và nhận tiền qua thẻ ATM hoặc tiền ảo trên mạng (Egold, Liberty Reverse,…) thậm chí là thẻ điện thoại. Đây chính là một trong những 4 An Khang, Những thủ đoạn rửa tiền trên mạng của tội phạm Việt Nam, http://www.vnexpress.net/GL/Vi- tinh/2008/09/3BA06D44/

cách mà casher có thể thu được tiền sạch ngay. Tuy nhiên, các casher cao tay hơn thường đầu tư thời gian và công sức hơn nữa để mua hàng trên mạng bằng các tài khoản “chùa” này. Vì hầu như các trang web giao dịch trực tuyến hầu hết không chấp nhận khách hàng đến từ Việt Nam nên đầu tiên các casher này phải tìm được một người sống ở các quốc gia được chấp nhận, thông thường là ở Mỹ. Tuy nhiên mỗi máy tính kết nối mạng sẽ có một dãy số đặc trưng gọi là địa chỉ IP, nó cung cấp thông tin quốc gia thậm chí là thành phố của người sử dụng. Do đó các casher Việt Nam không thể trực tiếp dùng địa chỉ IP của mình để mua hàng mà phải thông qua một proxy, socks (máy tính trung gian) đặt ở Mỹ để tiến hành giao dịch thanh toán. Người ta có thể dễ dàng tìm được proxy trên mạng, những proxy tốt được sắp xếp theo quốc gia, bang, thành phố và được bán công khai tại một số trang web như: socks.net, vip72.com,… Tiếp theo, các bên thiết lập thỏa thuận: Shipper (tiếng lóng chỉ các casher rửa tiền theo cách này) mua hàng trên mạng gửi cho dropper (người nhận hàng). Sau đó có hai cách giải quyết: dropper tiêu thụ hàng hoặc giữ lại hàng để dùng và gửi tiền cho shipper hoặc dropper gửi hàng về Việt Nam cho shipper. Điểm đáng ngạc nhiên là ngay cả việc dán tem để gửi hàng về cũng được thực hiện “chùa”. Các casher dùng thẻ chùa mua tem trên mạng (do hệ thống bưu điện Mỹ cho phép dùng thẻ tín dụng mua tem với địa chỉ người gửi và người nhận đã được in sẵn trên tem) và gửi cho dropper dán vào hàng cần chuyển. Việc này tưởng như đơn giản nhưng lại rất khó khăn, nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của từng shipper, các shop có độ khó khác nhau và phải sử dụng loại thẻ khác nhau. Các shipper hàng cao tay có cả danh sách BIN (6 chữ số đầu của thẻ tín dụng, phụ thuộc vào ngân hàng và loại thẻ), dựa vào đó có thể phân loại thẻ, nhận biết thẻ nào có nhiều hay ít tiền, số tiền tối đa trong mỗi lần chi trả,… Có những diễn đàn lớn về rửa tiền lên đến trên 10.000 người, họ tham gia diễn đàn để trao đổi thông tin về kinh nghiệm rửa tiền. Giả sử là chỉ có 1/5 số shipper đó có khả năng kiếm được tiền, lượng tiền một ngày kiếm được của một người là khoảng 200 USD (con số thực tế có thể từ 100 đến 3.000 USD tùy theo giá trị món hàng) thì tổng số tiền thất thoát đã là

400.000 USD một ngày. Con số này tuy thấp hơn nhiều so với thực tế nhưng đã phần nào cho thấy được mức độ tổn thất khủng khiếp mà loại tội phạm này gây ra.

Trên đây là hai cách mà các casher tầm trung và các casher mới vào nghề thường hay sử dụng. Tuy nhiên ở trình độ cao hơn, một số casher có tham gia các diễn đàn casher lớn của thế giới, sử dụng những cách thức tinh vi và mất nhiều công thức như chơi poker, đánh bài, cá độ trực tuyến, làm đại lý giả mạo, site bán hàng giả mạo. Hiện nay, trên mạng có rất nhiều trang cho cá độ bóng đá, thể thao và đánh bài trực tuyến, cho phép người tham gia nạp tiền vào tài khoản cá độ, đánh bài từ thẻ tín dụng và rút tiền từ tài khoản cá độ, đánh bài ra tài khoản ngân hàng, sec hoặc các tài khoản thanh toán trực tuyến như MoneyBookers, Paypal. Cách thực hiện của casher khá đơn giản nhưng hiệu quả: dùng thẻ chùa nạp tiền vào tài khoản cá độ, đánh bài, chơi một ván để tránh sự nghi ngờ, sau đó rút tiền từ tài khoản đó ra tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, có những trang web bán hàng trên mạng cho phép người khác làm đại lý ăn hoa hồng của họ: bạn giới thiệu người khác vào mua hàng trên trang web của họ, họ sẽ chi phần trăn hoa hồng cho bạn. Với đặc điểm như vậy, casher đóng vai trò đại lý bán hàng: đặt banner của website bán hàng trên site của họ (mỗi banner có kèm theo một đoạn mã, khi người khác click vào thì chủ site bán hàng sẽ biết được để làm căn cứ tính hoa hồng). Mặt khác, họ đóng vai trò “người được giới thiệu” và tự click vào banner của site bán hàng, dùng thẻ chùa mua hàng và cuối cùng phần trăm hoa hồng sẽ chảy vào tài khoản làm đại lý của họ. Một phương pháp rửa tiền khó hơn nữa mà chỉ số ít các casher Việt Nam có thể làm được đó là làm các site bán hàng giả mạo (fake shop). Đầu tiên, casher tự tạo một shop bán hàng danh chính ngôn thuận, đăng ký trang bán hàng với một cổng thanh toán trực tuyến (paygate) thông thường là Paypal, Swreg, 2checkout,… Tiếp đó họ sẽ cố gắng nâng cao thứ hạng shop bán hàng của mình, tạo lòng tin với paygate. Cuối cùng, casher dùng thẻ chùa vào shop của chính mình, tự mua hàng

và thanh toán. Tiền sẽ chảy vào trong paygate (ví dụ tài khoản Paypal) của casher và đến kỳ là có thể rút ra những đồng tiền hoàn toàn sạch. Cách này rất vất vả vì các casher phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đầu tư nhiều thời gian để tạo uy tín cho shop của mình, nâng thứ hạng và tránh nghi ngờ từ paygate nhưng nếu thành công thì số tiền kiếm được không phải là nhỏ.

Ngoài ra còn một phương pháp khác như lừa đảo tài khoản ngân hàng (scam online bank account), cashout từ Western Union và các dịch vụ chuyển tiền online, fake Google Adsense, Adbrite (tự bán quảng cáo, tự mua)... nhưng độ khó của nó đã phần nào làm chùn bước các casher Việt Nam.

Các hacker Việt Nam hiện nay đã biến tướng khá nhiều, chuyển mục tiêu từ hack để chứng tỏ tài năng sang mục đích kiếm lời và ở mức độ ngày càng tinh vi hơn.

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45)